|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

Tổng Giám đốc Nguyễn Hưng: TPBank, ACB và MB là ba ngân hàng Top đầu trong việc đánh giá cấp room tín dụng

13:31 | 27/05/2020
Chia sẻ
Ông Nguyễn Hưng cho biết TPBank, ACB và MB là ba ngân hàng được NHNN đánh giá cao nhất theo các tiêu chuẩn của Thông tư 52 nhằm mục đích cấp room tín dụng.
Tổng Giám đốc Nguyễn Hưng: TPBank, ACB và MB là ba ngân hàng Top đầu trong việc đánh giá cấp room tín dụng - Ảnh 1.

Ông Nguyễn Hưng - Tổng Giám đốc TPBank (Nguồn: Cafebiz).

Chia sẻ bên lề cuộc họp đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2020 của TPBank, Tổng Giám đốc Nguyễn Hưng cho biết TPBank là một trong ba ngân hàng được đánh giá Top đầu theo Thông tư 52 của Ngân hàng Nhà nước cùng với ACB và MB.

Theo đó, các ngân hàng được đánh giá theo chuẩn CAMELS, đánh giá từ vốn, năng lực quản trị điều hành, hiệu quả hoạt động, chất lượng tài sản,… 

Những ngân hàng nhóm đầu được cấp hạn mức tín dụng khoảng 10%, nhóm sau thì 9%, nhóm sau nữa là 8%. Sau đó, ngân hàng nào tuân thủ được ba trụ cột Basel II được thêm 1%, tham gia quá trình tái cơ cấu các TCTD,... thì được cộng thêm 0,5%.

Theo Chủ tịch Đỗ Minh Phú, room tăng trưởng tín dụng của TPBank trong năm 2020 là hơi hạn hẹp. "Chúng ta đang kiểm soát tốt nhưng trong năm nay chỉ tiêu tăng trưởng toàn ngành theo Thống đốc nói có thể không thấp hơn năm trước. Thậm chí có thể ưu tiên tại thời điểm này khi tốc độ giải ngân của các ngân hàng đang thấp".

Ông cho rằng NHNN nên xem xét lại để nới room cho các ngân hàng có khả năng kiểm soát tốt, có đủ nguồn lực và chất lượng tài sản tốt. 

"Hiện tại, TPBank đã sử dụng gần hết hạn mức mà NHNN giao từ đầu năm (11,5%), tuy rằng đây là con số cao nhất trong các TCTD nhưng còn xa so với khả năng ngân hàng có thể đáp ứng được", Chủ tịch Đỗ Minh Phú chia sẻ.

Phát biểu tại đại hội, ông Nguyễn Hưng cho biết trong 4 tháng đầu năm, tăng trưởng tín dụng của ngân hàng đã đạt mức 11% và tập trung chủ yếu là tiêu dùng, thiết yếu, chủ yếu là những ngành an toàn. 

 Trong đó, nhu cầu vay và khả năng vay vốn của nhóm khách hàng doanh nhiệp vừa và nhỏ SME rất thấp nhưng các khác hàng doanh nghiệp lớn lại có khả năng hấp thụ vốn tốt nhất là những doanh nghiệp ngành tiêu dùng, SMCG, than, điện.

Cùng với đó, tỉ trọng cho vay trong các lĩnh vực như du lịch, vận tải, condotel, nghỉ dưỡng của TPBank là rất thấp nên việc ảnh hưởng xấu từ dịch bệnh được hạn chế.


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Diệp Bình

Ngành thép quý III: Hoà Phát là điểm sáng, hai gọng kìm bóp chặt lợi nhuận nhóm tôn mạ
Trong nhóm sản xuất và thương mại thép, Hoà Phát nổi lên là điểm sáng trong khi VNSteel, SMC, Tisco,... lần lượt báo lỗ. Với nhóm tôn mạ, ngoài áp lực cạnh tranh từ tôn mạ nhập khẩu của Trung Quốc và Hàn Quốc thì chi phí vận chuyển leo thang đã bóp nghẹt lợi nhuận nhóm này trong quý vừa qua.