|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kinh doanh

Tòa án nương tay với giới tài phiệt, ngân hàng dọa ngừng tài trợ chính phủ: Chuyện khó tin trong cuộc đấu tranh giữa doanh nghiệp lớn và chính phủ Mỹ

08:29 | 03/01/2020
Chia sẻ
Hồi thập niên 20 và 30 của thế kỉ trước, chính phủ Mỹ phải sử dụng các quân đội lẫn hệ thống tư pháp để áp đặt luật và trật tự đối với giới doanh nghiệp lớn.

Vào những năm 1920, các tổ chức quan trọng về tài chính tiên tiến về công nghệ - Rockefeller, JP Morgan, Dupont, và Mellon - đã kiểm soát nền chính trị và kinh doanh nước Mỹ. 

Nhóm đế chế này là những kẻ thống trị công nghệ cao trong thời đại của họ: Công ty Alcoa của Mellon độc quyền sản xuất nhôm, nguyên liệu then chốt cho ngành công nghiệp hàng không  vũ trụ (khi đó là ngành chỉ tồn tại trong tưởng tượng. Những chủ ngân hàng của tập đoàn Morgan đã thành lập ngành công nghiệp điện, giống như Uber hoặc Google, giống như ma thuật với phần lớn người dân. 

Tòa án nương tay với giới tài phiệt, ngân hàng dọa ngừng tài trợ chính phủ: Chuyện khó tin trong cuộc đấu tranh giữa doanh nghiệp lớn và chính phủ Mỹ - Ảnh 1.

Andrew Mellon, nhà đại tư sản giàu thứ ba ở Mỹ trong thập niên 20 và 30 của thế kỉ trước. Ảnh: CNN

Về một số phương diện, sự không tôn trọng của giới công nghệ cao đối với các chuẩn mực đạo đức hợp lý đã tồi tệ hơn sau đó. 

Người đàn ông giàu thứ ba trong cả nước, Andrew Mellon, đã không chỉ là một đại tư sản trong ngành công nghiệp, ông cũng từng đảm nhận chức Bộ trưởng Bộ Tài chính từ năm 1921 đến 1932, dưới thời các tổng thống Warren Harding, Calvin Coolidge, và Herbert Hoover. (Các công dân đã nói đùa rằng 3 tổng thống phục vụ dưới thời ông ấy). 

Trong vai trò đó, ông đã tự cắt giảm thuế và sử dụng vị trí của mình để thúc đẩy tổng thống Colombia trao công ty dầu mỏ của ông – Gulf Oil – quyền khoan dầu  béo bở. 

Dân chúng Mỹ đã phản ứng với hệ thống tư pháp hai tầng với một loạt cuộc biểu tình và bầu cử. Vào năm 1932, một cựu nông dân bông tên là Wright Patman đã đưa ra đơn kiến nghị luận tội với Melon, đã nhận sự ủng hộ của hàng chục nghìn người biểu tình tại thủ đô Washington. 

Ngay cả trước khi Franklin Roosevelt nhận chức, Thượng viện đã khiến các nhà tài phiệt lao đao với các phiên điều trần và điều tra. 

Tổng thống Roosevelt đã sử dụng chứng cứ từ các cuộc điều trần để đưa ra các vụ trốn thuế đối với các chủ ngân hàng nổi tiếng như Thomas Lamont của JP Morgan và Charles Mitchell của City Bank (sau này là National City). Mellon đối mặt với một phiên tòa dân sự cho việc tránh thuế. 

Với những kết quả đó, Roosevelt không chỉ giúp gắn kết lại hệ thống ngân hàng, mà còn khôi phục sự tự tin của người Mỹ rằng họ có thể tự quản lý trên thực tế.

Tòa án nương tay với giới tài phiệt, ngân hàng dọa ngừng tài trợ chính phủ: Chuyện khó tin trong cuộc đấu tranh giữa doanh nghiệp lớn và chính phủ Mỹ - Ảnh 2.

Franklin Roosevelt là vị tổng thống đấu tranh không khoang nhượng với các trùm tài phiệt trong thời gian ông cầm quyền ở Mỹ. Ảnh: whitehouse.gov

Trật tự cũ đã phản đòn. Sợ tình trạng hỗn loạn, Hoover đã ra lệnh phun hơi cay vào người biểu tình năm 1932 quân đội phá hủy những khu trại của họ. Khi chính phủ cố gắng để áp đặt luật pháp lên nhóm nhỏ công dân đầy quyền lực ấy, thứ mà Roosevelt gọi là "Chính phủ kinh tế phi chính thức của Mỹ", ban đầu họ đã từ chối. 

Vào giữa những năm 1930, người đứng đầu Hiệp hội Chủ ngân hàng Mỹ đã kêu gọi các chủ ngân hàng dừng tài trợ chính phủ cho đến khi chính phủ kết thúc Thỏa thuận mới. 

Chuỗi siêu thị A&P,  công ty đầu tiên đạt doanh thu tỷ USD và được coi là Amazon thời đó, đã chống đạo luật Robinson-Patman, một đạo luật đã được thông qua năm 1936 để ngăn chặn A&P và các chuỗi siêu thị khác thôn tính các đối thủ. 

Các tòa án, vận hành chủ yếu bởi những người già và bảo thủ, đã ban hành 1.600 lệnh và phán quyết trong riêng mùa hè năm 1935.  Lamont, Mitchell, và Mellon đã thoát khỏi các cáo buộc hình sự, nhưng chính phủ tiếp tục theo đuổi các biện pháp dân sự. 

Các nhà tư bản tài chính đã đổ tiền vào các nhóm vận động. Patman đã ví họ như bọn xã hội đen KKK, gọi họ là "Tổ chức bịt mặt". 

"Họ chỉ tin vào luật và trật tự nếu chính họ viết ra luật và tạo ra trật tự", ông bình luận. 

Dân chúng đã hợp thức hóa những chính trị gia cánh tả với 3 cuộc bầu cử chấn động trong năm 1932, 1934 và 1936. Chỉ trước cuộc bầu cử 1936, Roosevelt đã nói "các thế lực ích kỷ và ham muốn quyền lực sẽ sớm thấy kết cục và chủ nhân của họ". 

Đến những năm 1950, chính phủ đã có khả năng áp đặt một số thứ giống như luật đối với giới doanh nghiệp Mỹ và những các nhà lãnh đạo kinh doanh đã xây dựng các công ty lớn bằng việc tạo ra các sản phẩm và dịch vụ tốt hơn. 

Mặc dù vậy, các công ty lớn nhất giống như Google, Facebook và Uber ngày nay vẫn là một phần kết quả của việc phá vỡ môi trường pháp lý này. 

Nhạc Phong