|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Tổ chức trong nước duy trì mua ròng hơn 380 tỷ đồng tuần hồi phục, tập trung FPT, ACB

11:09 | 28/11/2022
Chia sẻ
Trong tuần qua, tổ chức trong nước là một trong hai bên xuống tiền mua ròng. Về giá trị, tổ chức nội mua ròng 384 tỷ đồng, tính riêng khớp lệnh họ mua ròng 174 tỷ đồng

VN-Index đóng cửa tuần thứ 48 của năm 2022 với 3 phiên giảm, 2 phiên tăng. Khối ngoại duy trì đà mua ròng và nhiều cổ phiếu lớn tăng trong phiên giao dịch cuối tuần đã giúp cho VN-Index duy trì 2 tuần tăng điểm liên tiếp. Chỉ số chính chỉ tăng 0,2%, tương đương 2,13 điểm lên 971,46 điểm nhưng có đến 259/401 cổ phiếu và 14/19 ngành tăng điểm.

Giá trị giao dịch trung bình một phiên trên sàn HOSE đạt 10.276 tỷ đồng, giảm 12,5% so với tuần trước đó, và giảm 5,8% so với trung bình 5 tuần.

Sự ổn định của nhóm cổ phiếu có quy mô vốn hóa lớn đang làm nền cho đà hồi phục trên diện rộng. Ngoài ngành tài chính vẫn duy trì nhịp độ tăng, thị trường có sự luân chuyển tăng điểm ở nhóm dầu khí, hàng cá nhân trong khi ngành bán lẻ, tiện ích và bất động chịu áp lực điều chỉnh sau tuần tăng mạnh.

Hoạt động mua ròng mạnh của khối ngoại là điểm sáng trong thời gian qua khi họ đã mua ròng khoảng 336 triệu USD trong tháng 11 và thông tin một quỹ ngoại chuẩn bị giải ngân thêm 160 triệu USD đã giúp cải thiện tâm lý thị trường và củng cố cho xu hướng hồi phục

Trong tuần qua, tổ chức trong nước là một trong hai bên xuống tiền mua ròng. Về giá trị, họ mua ròng 384 tỷ đồng, tính riêng khớp lệnh họ mua ròng 174 tỷ đồng

Dòng tiền tổ chức trong nước tập trung rút khỏi nhóm bất động sản

Trong tuần giao dịch cuối tháng 11, cổ phiếu của các ngân hàng thu hút dòng tiền của các tổ chức trong nước với giá trị mua ròng 425 tỷ đồng.

Lực cầu từ tổ chức trong nước cũng lan tỏa sang nhóm hàng & dịch vụ công nghiệp với 116 tỷ đồng. Ngoài ra, dòng tiền tổ chức nội còn chảy vào các nhóm công nghệ thông tin, bán lẻ, dầu khí, dịch vụ tài chính, hóa chất, xây dựng & vật liệu… với giá trị thấp hơn.

(Nguồn: Linh Chi tổng hợp).

Ở chiều ngược lại, NĐT tổ chức trong nước bán ròng mạnh nhất cổ phiếu nhóm bất động sản với 472 tỷ đồng. Trong tuần vừa qua, ngành địa ốc vẫn là tâm điểm bán ròng của các tổ chức nội trong bối cảnh ngành này chưa ngừng điều chỉnh.

Nhóm cổ phiếu bất động sản có tuần giao dịch mạnh với tỷ trọng giá trị giao dịch tăng lên 27,87% toàn thị trường, cao nhất trong 10 tuần liên tiếp, chỉ số giá ngành giảm 2,43% trong tuần. Điều này cho thấy nhóm này tiếp tục có áp lực bán ra nhưng lực cầu đã dần xuất hiện.

NVL đã có giao dịch dù giá tiếp tục giảm sàn liên tiếp, PDR cũng có giao dịch nhưng lượng dư bán sàn còn nhiều. Nhóm cổ phiếu bất động sản có nhiều mã phục hồi nhưng vẫn nằm trong top các mã giảm điểm trong vòng một năm như DIG, CEO, IDJ, DXS, NVL.

Chỉ số dòng tiền tích lũy của nhóm bất động sản biến động mạnh trong tuần, bứt phá khỏi mức thấp nhất trong vòng 1 năm, chỉ số giá giảm nhẹ. Điều này cho thấy nhóm này có cầu vào mạnh tuy nhiên áp lực bán chủ động vẫn còn. Trong khi đó, chỉ số dòng tiền của nhóm bất động sản tăng mạnh suốt cả tuần cho thấy so với thị trường chung nhóm này thu hút dòng tiền mạnh hơn.

Áp lực bán ra cũng chiếm ưu thế tại nhóm thực phẩm & đồ uống (84,4 tỷ đồng), tài nguyên cơ bản (79 tỷ đồng), điện, nước & xăng dầu khí đốt (8 tỷ đồng), du lịch & giải trí (2 tỷ đồng).

Cổ phiếu nào được mua/bán ròng nhiều nhất?

Giao dịch lớn của tổ chức trong nước tuần 21 – 25/11 chủ yếu tập trung ở loạt bluechips trong rổ VN30. Tại chiều mua, cổ phiếu FPT của dẫn đầu với giá trị mua ròng lớn nhất lên tới 93,3 tỷ đồng.

Nối tiếp, các tổ chức nội gom ròng 91,7 tỷ đồng cổ phiếu ACB của Ngân hàng TMCP Á Châu. Cùng chiều, hai đại diện khác từ nhóm cổ phiếu vua là CTG và MBB cũng được tổ chức nội gom ròng với giá trị lần lượt là 74 tỷ đồng và 55,9 tỷ đồng.

Ở chiều ngược lại, cổ phiếu NVL của Tập đoàn Đầu tư Địa ốc No Va (Novaland) chịu áp lực rút vốn mạnh nhất với giá trị xả ròng 212,5 tỷ đồng, theo sau là DIG (167,4 tỷ đồng).

Theo thông tin công bố, CTCP NovaGroup đăng ký bán ra 150 triệu cổ phiếu NVL của Novaland theo phương thức thỏa thuận cho các nhà đầu tư và tổ chức có năng lực tài chính. Sau khi giao dịch, số lượng cổ phiếu công ty nắm giữ dự kiến giảm xuống còn 560,9 triệu cổ phiếu, tương đương tỷ lệ 28,768% vốn điều lệ. Thời gian dự kiến thực hiện giao dịch từ ngày 30/11 đến ngày 29/12.

Mục đích thực hiện giao dịch là tập trung bổ sung các nguồn vốn để thực hiện cãc phương án xử lý trái phiếu, đưa hệ số tài chính của công ty về mức an toàn trong chiến lược tái cấu trúc toàn bộ tập do HĐQT công ty đã đưa ra.

Theo dõi giao dịch của tổ chức trong nước, dòng tiền tiếp tục rút khỏi cổ phiếu DIG khi mã này biến động mạnh với 4 phiên tăng và 1 phiên giảm trong tuần. Tính trong tuần qua, cổ phiếu của Tổng Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Xây dựng có thêm 9,2% giá trị.

Danh mục top 5 bán ròng còn có các đại diện là MSN (108,2 tỷ đồng), HPG (73,9 tỷ đồng) và DXG (42,8 tỷ đồng).

(Nguồn: Linh Chi tổng hợp).

 


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Linh Chi

Trước thềm Diễn đàn Đầu tư Việt Nam: Đầu tư thụ động trong bối cảnh vĩ mô không chắc chắn
Trong năm 2024, lãi suất tiền gửi có kỳ hạn đang ở mức thấp. 4 ngân hàng quốc doanh có mức huy đông kỳ hạn 12 tháng đang ở mức 4,6%-5,0%. Trong khi đó thị trường trái phiếu, cũng như thị trường bất động sản đều chưa phục hồi, dẫn đến thiếu các kênh đầu tư tài chính hấp dẫn. Lượng tiền gửi trong ngân hàng đang ở mức cao nhất trong lịch sử đạt gần 6,84 triệu tỷ đồng vào tháng 7/2024.