Giá cao su tự nhiên có sự hồi phục mạnh kể từ giữa tháng 11/2018, tạo ra sự kì vọng lớn cho những nhà đầu tư đối với doanh nghiệp cao su. Tình hình kinh doanh mủ cao su của doanh nghiệp ‘bầu Đức’ cũng được quan tâm.
Malaysia, Thái Lan và Indonesia sẽ gặp mặt tại Bangkok vào cuối tháng 1 để tìm giải pháp giúp các hộ sản xuất qui mô nhỏ tăng thu nhập và giảm nguồn cung cao su dư thừa trên thị trường, theo bà Teresa Kok, Bộ trưởng Bộ Công nghiệp Malaysia.
Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung đã tác động lớn đến ngành cao su Ấn Độ, đặc biệt đối với những nhà xuất khẩu. Đó có thể là hiệu ứng tích cực đối với ngành công nghiệp cao su Ấn Độ hay nói cách khác, các nhà xuất khẩu cao su đang nhận được lượng đơn đặt hàng ngày càng lớn từ thị trường Mỹ.
Alibaba đã trao đổi với Hiệp hội cao su Thái Lan (RAT) về việc tập đoàn này sẽ cung cấp hệ thống đấu giá sản phẩm cao su Thái cho các thương lái Trung Quốc, dự kiến hàng năm đạt ít nhất 200.000 tấn, theo BangKok Post.
Chính phủ Ấn Độ phổ biến việc trồng cao su như một giải pháp kinh tế xã hội, đặc biệt đối các vùng kinh tế đang phát triển. Cao su tự nhiên mang lại giá trị khoảng 1,26 tỉ USD mỗi năm.
ANRPC dự báo năm 2019, giá cao su tự nhiên sẽ chịu tác động của diễn biến giá dầu trên thị trường thế giới. Nếu giá dầu đi lên, giá cao su sẽ có cơ hội tăng.
Theo Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công thương), Chính phủ Malaysia đã đồng ý tăng giá kích hoạt của chương trình Ưu đãi sản xuất cao su (RPI) để hỗ trợ ngành trồng cao su nước này.
11 tháng đầu năm 2018, kim ngạch nhập khẩu cao su 1,01 tỉ USD, tăng 8,8% so với cùng kì năm ngoái. Giá cao su trên thế giới đang chịu áp lực giảm do thị trường thiếu các yếu tố hỗ trợ giá.