|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Thấy gì từ ngành cao su Ấn Độ và nỗ lực phát triển bền vững chuỗi giá trị

13:15 | 18/12/2018
Chia sẻ
Chính phủ Ấn Độ phổ biến việc trồng cao su như một giải pháp kinh tế xã hội, đặc biệt đối các vùng kinh tế đang phát triển. Cao su tự nhiên mang lại giá trị khoảng 1,26 tỉ USD mỗi năm.

Mỗi thành viên đại diện cho một nhóm lợi ích và làm thế nào để phân bổ giá trị một cách công bằng thật sự là một vấn đề nan giải.

Cao su tự nhiên (NR) được trồng khoảng 600.000 ha ở phía nam Ấn Độ và khoảng 200.000 ha ở vùng ngoại ô phía nam, nhất là tại khu vực phía đông bắc.

Tại đây, chính phủ đã phổ biến việc trồng cao su như một giải pháp kinh tế xã hội, đặc biệt đối các vùng kinh tế đang phát triển. Cao su tự nhiên mang lại giá trị khoảng 90 triệu rupee mỗi năm (tương đương 1,26 tỉ USD).

thay gi tu nganh cao su an do va no luc phat trien ben vung chuoi gia tri

Hệ sinh thái từ cao su

Tương tự với ngành thực phẩm và đồ uống, tính minh bạch trong quá trình cung ứng ngày càng được chú trọng.

Các nguyên lý để tạo nên một nền tảng cung ứng bền vững là kết hợp cộng hưởng của biện pháp trồng trọt tốt, quản lý đa dạng sinh học, phúc lợi nhân viên, sinh kế của cộng đồng, an toàn thực phẩm và an toàn tại nơi làm việc.

Phương án trồng cao su tự nhiên là một nỗ lực đáng được ghi nhận bởi những tác động tích cực của nó đến quá trình tái tạo đất bị thoái hóa.

Sự vượt trội của nhựa đường cao su hóa cũng giúp mang lại bề mặt đường bền chắc lâu dài trong những dự án giao thông.

Những lợi ích xanh hóa thiết thực này có khả năng đạt thêm được những tín nhiệm mới theo tiêu chuẩn Cơ chế phát triển sạch (CDM - Clean Development Mechanism) thuộc khuôn khổ nghị định thư Kyoto 1997 và cần được thế chế hóa sớm tại Ấn Độ.

Mất cân bằng

Chuỗi giá trị bền vững phải đảm bảo bao hàm chi phí sản xuất của từng khâu mắt xích. Những thiếu sót trong mỗi mắt xích sẽ gây mất cân bằng nguồn cung ứng do dẫn đến thiếu hụt đầu vào sản xuất, và tình huống xấu nhất là khiến ngừng quá trình sản xuất.

Những kêu gọi gần đây về việc nhập khẩu nguyên liệu cao su cup lump thô đáng bị lên án, bởi những tác động nguy hại cũng như vấn đề về kiểm dịch thực vật, ảnh hưởng đến giá cả RSS-4 thị trường nội địa.

Vai trò của năng suất bền vững

Một chuỗi phát triển bền vững không nên có bất cứ trở ngại nào ảnh hưởng đến chu kỳ tái canh, bởi việc đảm bảo năng suất sẽ thúc đẩy, tạo thêm cơ hội nâng cao giá trị cây trồng, cải thiện năng suất cao.

Bên cạnh đó, tạo điều kiện thuận lợi để thu hoạch từ cây cao su và loại bỏ các chủ quyền áp đặt lên cây cao su, là hai bước đi tích cực mà chính quyền bang Kerala, Ấn Độ đã thực hiện thời gian gần đây.

Có nhiều phản ứng khác nhau đối với chương trình hỗ trợ giá của chính quyền Kerala cho các hộ nông dân nhỏ như thiếu kích cầu trong quá trình sản xuất, các giá trị lợi ích chưa được thể hiện rõ. Chi phí nhân công chiếm 65% chi phí sản xuất vẫn còn là một thách thức lớn.

Vấn đề cơ giới hóa trong công tác lấy nhựa cao su cũng đã tồn tại quá lâu và cần được đặc biệt chú ý để giải quyết, phát triển sớm trong khâu nghiên cứu và phát triển.

Vấn đề thiếu hụt nhân công trầm trọng nên được nhìn nhận như một cơ hội để thực hiện cơ giới hóa và giảm chi phí nhân công hơn là một mối đe dọa.

Vấn đề thu hoạch cũng đã được giải quyết bằng phương pháp lấy nhựa cao su tần số thấp (low-frequency tapping). Có thông tin cho rằng Hội đồng cao su đang cũng đang chủ động ủng hộ sáng kiến này. Đây là một thách thức nông nghiệp học nhưng cần được giải quyết một cách tích cực và thuyết phục.

Tăng cường các mắt xích còn yếu

Những nhà sản xuất lại tiếp tục bị đánh giá thấp trong chuỗi giá trị bởi phụ thuộc nhiều vào nhân công, chi phí tiền lương tăng cao không thể tránh khỏi, thời gian chu kỳ dài và không có khả năng chia sẻ gánh nặng chi phí trong chuỗi giá trị (bị người tiêu dùng loại bỏ).

Những giải pháp tích hợp được đề xuất thường xuyên như là liều thuốc giúp cải thiện giá trị mang lại. Nhưng liệu các nhà sản xuất có đủ kinh phí để thực hiện điều này?

Hầu như là không có, và phương án chỉ có thể là nhờ vào những nỗ lực hợp tác.

Việc phát triển theo mô hình hợp tác xã để huy động nguồn lực của các nhà sản xuất là một vấn đề cần được cân nhắc và chú trọng.

Vai trò của các nhà quản lý

Nắm bắt được các điểm mạnh, khó khăn của từng phân khúc cũng như nhận biết một diện đóng góp, ảnh hưởng của từng thành viên là một thách thức cho chính phủ trong vai trò giám sát quản lý.

Việc áp dụng bảng điểm cân bằng (Balanced Scorecard) trong quản lý chính sách dựa trên những phương án đã đề cập nêu trên là điều cần thiết, để đảm bảo cho sự phát triển bền vững của chuỗi giá trị cao su tự nhiên, đồng thời những phản ứng tiêu cực nên được loại bỏ.

N Dharmaraj là Giám đốc tại Harrisons Malayalam Ltd và cựu Chủ tịch UPASI (bài viết được ghi nhận theo những quan điểm riêng của tác giả trên trang Indian Express).

Xem thêm

Cẩm Tiên