Sáng ngày 10/8, Liên minh châu Âu chính thức ban hành lệnh cấm nhập khẩu đối với than của Nga. Quyết định này khiến Nga thiệt hại khoảng 8,3 tỷ USD, EU cũng chật vật tìm kiếm nguồn cung mới, giá cao.
VASEP cho biết đồng USD tăng giá, Euro mất giá và lạm phát tiêu dùng đang kìm hãm tiêu thụ cá ngừ ở EU. Điều này có thể khiến xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam sang EU giảm tốc trong vài tháng tới.
Dự kiến vào cuối năm 2023 Quy định thiết kế sinh thái cuối cùng sẽ được Nghị viện và Hội đồng châu Âu thông qua. Quy định này bao gồm việc phát triển hộ chiếu sản phẩm số, ngoài thông tin thông thường, còn phải thông báo cho người tiêu dùng biết về hàm lượng hóa chất, khả năng sửa chữa và thành phần sợi.
Dòng chảy dầu thô qua nhánh phía nam của đường ống Druzhba đã bị ngừng sau khi phía Nga không thể thanh toán phí quá cảnh do các lệnh trừng phạt từ Liên minh châu Âu (EU).
Sau khi Liên minh châu Âu phát hiện một số mì nhập khẩu từ Việt Nam có chứa chất cấm ethylene oxide, Campuchia cũng sẽ tiến hành kiểm tra và ngăn chặn nhập khẩu các loại mì Việt Nam có chứa chất này.
Lạm phát cao kỷ lục khiến người tiêu dùng EU có xu hướng thắt chặt chi tiêu và tập trung nhiều vào những mặt hàng có giá trị vừa phải. Đây là cơ hội cho cá tra và surimi nhưng lại là thách thức đối với mặt hàng có giá cao hơn như tôm, mực, bạch tuộc.
Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thuỷ sản (VASEP), tính đến giữa tháng 7/2022, tất cả thị trường trong khối EU đều tăng mạnh nhập khẩu cá tra Việt Nam, mức tăng trưởng thấp nhất là 25%, cao nhất là tăng gấp gần 6 lần so với cùng kỳ năm ngoái.
Sau hai năm thực thi EVFTA, doanh nghiệp đã tận dụng ưu đãi thuế quan, gia tăng xuất khẩu sang EU. Kết quả là kim ngạch xuất khẩu sang EU nhích lên 15%, đạt 83 tỷ USD, trong đó nhiều mặt hàng nông sản như thủy sản, gạo, cà phê đều tăng trưởng mạnh.
Khi đồng yen Nhật, euro giảm giá mạnh so với USD, người tiêu dùng châu Âu, Nhật Bản sẽ thắt chặt chi tiêu, giảm sức cầu với thủy sản nhập khẩu nói chung, thủy sản Việt Nam nói riêng.