|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Tiêu chuẩn xuất khẩu cá tra sang Trung Quốc ngày càng khắt khe

20:04 | 18/04/2018
Chia sẻ
Trung Quốc là thị trường xuất khẩu cá tra lớn nhất và tiềm năng của Việt Nam nhưng đây cũng là điểm nóng thế giới về VS ATTP.
tieu chuan xuat khau ca tra sang trung quoc ngay cang khat khe VASEP: 'Cánh cửa' sang thị trường Mỹ vẫn mở với cá tra Việt Nam
tieu chuan xuat khau ca tra sang trung quoc ngay cang khat khe Ba nhiệm vụ trọng tâm để hoàn thành mục tiêu phát triển ngành cá tra 2018

Ngày 18-4, tại Cần Thơ đã diễn ra hội thảo Thủy sản ĐBSCL và cơ hội giao thương với trung tâm thủy sản Trạm Giang (Trung Quốc).

Theo ông Trần Thanh Phong, Phó Tổng thư ký Hiệp hội cá tra Việt Nam thì Trung Quốc là thị trường nhập khẩu mới nổi của Việt Nam, giá trị và cơ cấu kim ngạch xuất khẩu ngày càng có xu hướng tăng (năm 2014 là 6,4% nhưng đến năm 2017 đạt 23% ) vượt lên cả Mỹ, dẫn đầu về thị trường xuất khẩu cá tra của Việt Nam.

Đây cũng thị trường tiềm năng nhưng đang là điểm nóng thế giới về VS ATTP, do đó kiểm soát hàng hóa qua tiểu ngạch là một vấn đề đang đặt ra.

Từ ngày 01-12-2017, Trung Quốc áp dụng giảm thuế nhập khẩu đối với tôm đông lạnh từ 5% xuống 2%, xuất khẩu tôm VN sang TQ sẽ tiếp tục đạt kết quả tốt.

tieu chuan xuat khau ca tra sang trung quoc ngay cang khat khe
Tiêu chuẩn xuất khẩu cá tra qua Trung Quốc ngày càng khắc khe

Tuy nhiên, Việt Nam muốn xuất khẩu thủy sản qua Trung Quốc thì Nhà cung cấp phải có chứng nhận về chất lượng; Sản phẩm đạt đủ yêu cầu về chất lượng của chính phủ Việt Nam và Trung Quốc. Thị trường Trung Quốc cũng đòi hỏi sản phẩm phải đảm bảo chất lượng và sản phẩm cá tra xuất sang TQ cũng dần sản xuất theo những tiêu chuẩn khắt khe đã xuất sang các thị trường khó tính như Mỹ và EU (BAP, Global Gap, ASC,…)

Theo ông Cen Jian, Trưởng Ban thư ký Hiệp hội thủy sản Yuexi tỉnh Guangdong, hiện tại Trung Quốc đang thực hiện chính sách thuế suất 0% dành cho thủy sản và nông sản, chỉ đánh thuế 11% VAT cho hàng nhập chính ngạch. Tuy nhiên ông Cen Jian khuyên Việt Nam nên xuất khẩu theo đường chính ngạch, sản phẩm phải đạt yêu cầu về an toàn vệ sinh thực phẩm, cung cấp sản phẩm đúng theo yêu cầu và giao hàng đúng hạn.

“Trạm Giang chiếm 66% sản lượng tôm của Trung Quốc, tập trung nhiều nhà máy sản xuất, nhu cầu tôm của Trạm Giang cũng như Trung Quốc rất cao. Hiện tại các sản phẩm tôm của Việt Nam sang Trung Quốc không có mẫu mã, nhãn hiệu nhà máy khiến chúng tôi rất e ngại về chất lượng.

Nếu như tôm và cá ba sa của Việt Nam cứ đi theo tiểu ngạch thì trong tương lai rất bất lợi. Ví dụ như các mặt hàng tôm của Châu Âu nhập nhập vào Trung Quốc đều có bao bì riêng nhìn vào sẽ biết chất lượng rất uy tín, tạo sự tin tưởng cao. Vì thế tôi khuyên Việt Nam nên xây dựng thương hiệu riêng của mình. Việt Nam có nhiều mặt hàng xuất sang Mỹ, đạt được tiêu chuẩn Mỹ thì sẽ phát triển rất tốt” - ông Cen Jian khuyến cáo.

Hải Dương

ĐHĐCĐ DIG: Muốn làm hai thành phố y tế - nghỉ dưỡng ở Vũng Tàu, Thanh Hóa, tham vọng ở mảng KCN, năng lượng
Sau hơn hai giờ chờ đợi thêm, ĐHĐCĐ thường niên 2024 của DIG đã đủ điều kiện tiến hành. Chủ tịch Nguyễn Thiện Tuấn chia sẻ về tham vọng của DIG ở các lĩnh vực mới từ thành phố y tế - nghỉ dưỡng đến khu công nghiệp, điện tái tạo...