|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kinh doanh

Tiếp cận thị trường như một thương hiệu lớn

20:23 | 29/01/2018
Chia sẻ
Nếu như khách hàng là lý do mà cái cây doanh nghiệp tồn tại thì tiếp thị chính là nguồn nước kết nối sự sống cho doanh nghiệp. ​

Nhìn nhận về công việc tiếp thị

Để trả lời bài toán về tiếp thị cho cách doanh nghiệp nhỏ, trước hết chúng ta cần có những nhìn nhận ban đầu về mục đích và ý nghĩa của công việc tiếp thị. Hiểu một cách đơn giản, công việc tiếp thị có nghĩa là: “tạo ra một trải nghiệm thương hiệu mạnh mẽ và thuyết phục được khách hàng”.

Tiếp thị thành công nghĩa là gây ấn tượng về thương hiệu thành công, qua việc gây ấn tượng đó thì thương hiệu được tiếp thị sẽ khắc sâu vào đối tượng tiếp cận. Tiếp thị thành công còn là thuyết phục được khách hàng, qua trải nghiệm tiếp thị, khách hàng tin vào sản phảm đó, tin vào thương hiệu đó, đấy chính là sự thành công của công việc tiếp thị.

tiep can thi truong nhu mot thuong hieu lon

Ảnh minh họa

Đừng nhìn vào hiệu quả tiếp thị của những doanh nghiệp lớn và nói “giá như”

Một hãng trà sữa đường phố hẳn là sẽ không có tiền để dàn dựng sân khấu lớn rồi mời Sơn Tùng, Noo Phước Thịnh hay Thu Minh về hát, uống trà của họ để quảng cáo thương hiệu được rồi. Một hãng thẩm mỹ nhỏ dĩ nhiên cũng sẽ không có tiềm lực tài chính để chi cả trăm triệu cho một chiến lược lớn về content và internet marketting như một cái tên hàng đầu trong ngành thẩm mỹ.

Hiệu bán lẻ điện thoại của làng dĩ nhiên không thể bán hàng theo cách của Thế giới di động và một nhà sách nhỏ dĩ nhiên không thể khuyến mãi trong việc bán sách như cái cách của Tiki.

Những người chủ doanh nghiệp nhỏ không lạc quan về tiếp thị thường nhìn vào cách thức tiếp thị của những tên tuổi lớn để rồi ngán ngẩm hoặc nói “giá như”.

Tiếp cận thị trường như một thương hiệu lớn

Nhưng các startup, những doanh nghiệp nhỏ có nhất thiết phải nói “giá như” trong công việc tiếp thị? Hoàn toàn có nhiều chuyện phải làm trong công việc tiếp thị mà doanh nghiệp nhỏ có thể làm thậm chí còn tốt hơn các thương hiệu lớn mà cụ thể đó chính là truyền cảm hứng.

Nỗ lực truyền cảm hứng chẳng phải cũng chính là nỗ lực tạo ra trải nghiệm thương hiệu đó sao? Chúng ta nên nhớ, doanh nghiệp nhỏ mới chính là thành phần chính của nền kinh tế Việt Nam. Hoặc xét trên thế giới thì các đơn vị nhỏ nó mới chính là “cách mà cuộc sống đang diễn ra”.

Một doanh nghiệp mới nghĩa là một doanh nghiệp có nhiều câu chuyện mới. Một doanh nghiệp có nhiều câu chuyện mới nghĩa là một doanh nghiệp ẩn chứa những cảm hứng mới. Cái vốn đáng quý nhất của một startup có lẽ là một khao khát nhiệt thành, một ý tưởng đột phá và chính cái vốn quý đó lại tình cờ là chất liệu chính cho cảm hứng khi nói về một doanh nghiệp.

Vậy thì tại sao chúng ta (các doanh nghiệp nhỏ) không truyền cảm hứng cho mình để nhiệt huyết nhỏ bé trong chúng ta lớn lên. Tại sao chúng ta không lan tỏa câu chuyện của mình cho khách hàng để họ ấn tượng về chính những gì chúng ta có?

Và những doanh nghiệp nhỏ, tại sao chúng ta lại không tiếp cận thị trường như một “thương hiệu lớn” - theo cách của chúng ta!.

Bảo Bảo