Thúc đẩy khởi nghiệp đoạn tuyệt với cơ chế xin cho bằng quan hệ
Năm 2016 được chọn là Năm quốc gia khởi nghiệp. Trong bối cảnh Việt Nam đang hội nhập sâu rộng vào sân chơi toàn cầu, đặt ra những yêu cầu khắt khe về năng lực sáng tạo, trình độ công nghệ đối với các doanh nhân khi khởi nghiệp. Nhiều chuyên gia cho rằng, để khởi nghiệp thành công, yêu cầu sống còn đối với các doanh nghiệp là phải đổi mới và sáng tạo.
Trong 1 - 2 năm trở lại đây, phong trào khởi nghiệp phát triển mạnh mẽ, các doanh nghiệp khởi nghiệp thường hoạt động chủ yếu ở các lĩnh vực công nghệ thông tin, phầm mềm, dịch vụ. Tuy nhiên, các hoạt động này thường có quy mô nhỏ, mang tính chất ngắn hạn, đa số các doanh nghiệp khởi nghiệp gặp nhiều hạn chế về nguồn vốn, trình độ, kỹ năng quản trị, nguồn lực hỗ trợ, tính liên kết hợp tác giữa các thành viên chưa mạnh mẽ… Do đó, chưa phát triển một cách bền vững.
Ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI). |
Nhận định về vấn đề này, ông Trương Gia Bình, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn FPT cho rằng, muốn thành công, doanh nghiệp khởi nghiệp phải yêu thích sáng tạo và sẵn sàng làm lại nếu bị thất bại.
“Mỗi cá nhân cần phải tự hỏi xem mình có phải là người sáng tạo, có yêu thích sáng tạo và đam mê hay không? Nếu có điều đó, sau khi thất bại vẫn không từ bỏ thì hãy tiếp tục. Đất nước đang khuyến khích mọi người khởi nghiệp, do đó nếu có nỗ lực sáng tạo cá nhân liên quan đến lao động và sáng tạo sẽ không có gì là lãng phí bởi vì điều đó dẫn đến sự phát triển”, ông Bình khích lệ.
Tại Hà Nội, với khoảng trên 200.000 doanh nghiệp, trong đó có khoảng 30% là doanh nghiệp khởi nghiệp, thành phố đang đưa ra nhiều giải pháp giúp doanh nghiệp khởi nghiệp phát triển như hỗ trợ về vốn, tìm đầu ra cho sản phẩm.
Ông Mạc Quốc Anh, Phó Chủ tịch, kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa TP Hà Nội cho biết, hiện Hiệp hội đã thành lập được Quỹ Khởi nghiệp nhằm hỗ trợ chi phí cho các doanh nghiệp. Ngoài ra, các doanh nghiệp lớn trên địa bàn còn giúp các doanh nghiệp khởi nghiệp tham gia dự án mà các doanh nghiệp này đang đầu tư để giúp doanh nghiệp khởi nghiệp phát triển.
Tuy nhiên, ông Mạc Quốc Anh cũng cho rằng, trong bối cảnh hiện nay, để hội nhập, doanh nghiệp khởi nghiệp phải có những đột phá trong sáng tạo sản phẩm, đầu tư phát triển khoa học công nghệ hiện đại, năng động sáng tạo trong hoạt động kinh doanh.
“Cần sớm có một lớp doanh nghiệp khởi nghiệp nổi bật, nhưng phải chọn lọc những ngành cần ưu tiên có sự đột phá. Khi sản phẩm đưa ra thị trường phải được thị trường tiếp nhận ngay, hoặc khi đi vào thị trường ngách không cạnh tranh nhiều đối với các đối thủ lớn. Hiệp hội kỳ vọng các doanh nghiệp khởi nghiệp luôn luôn đổi mới sáng tạo, năng động trong hội nhập kinh tế, thương mại đầu tư. Đồng thời các doanh nghiệp cũng cần chú trọng đổi mới khoa học công nghệ, nâng cao cạnh tranh giá trị của sản phẩm, tập trung vào các hàng hóa có chất lượng cao để lọt vào thị trường lớn”, ông Quốc Anh chỉ rõ.
Theo các chuyên gia kinh tế, khởi nghiệp không chỉ là việc thành lập doanh nghiệp mới mà còn là tái cấu trúc lại doanh nghiệp cả về sản phẩm, dịch vụ, quản trị và công nghệ… Khởi nghiệp là nghĩ mới, làm mới.
Theo Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) Vũ Tiến Lộc, trong bối cảnh hội nhập, nếu chỉ dựa vào những lợi thế trên cơ sở tài nguyên, trên cơ sở lao động giá rẻ để phát triển kinh tế sẽ không thể tồn tại lâu dài được.
Thay vào đó, phải phát triển kinh tế dựa vào công nghệ, đổi mới, sáng tạo, kinh tế tri thức. Các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp khởi nghiệp nói riêng phải lựa chọn lĩnh vực kinh doanh là lợi thế của mình, không tràn lan, thúc đẩy việc đổi mới sáng tạo để hội nhập tốt.
“Việt Nam đang được coi là một quốc gia có những sáng kiến và tinh thần khởi nghiệp mạnh mẽ. Động thái rất tích cực của Chính phủ trong thời gian qua đặc biệt là việc ra đời Nghị quyết 35 đưa ra mục tiêu đạt 1 triệu doanh nghiệp vào năm 2020 là một mục tiêu rất là quan trọng. Do đó Chính phủ đã đưa ra một loạt các chính sách, các biện pháp để thúc đẩy khởi nghiệp, thúc đẩy đổi mới sáng tạo, xây dựng một Chính phủ kiến tạo, một Chính phủ phục vụ quyết tâm cải cách đang mang lại niềm tin cho cộng đồng doanh nghiệp doanh nhân”, Ông Vũ Tiến Lộc nhấn mạnh.
Để thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp, bên cạnh nỗ lực của các doanh nghiệp, việc tạo lập môi trường kinh doanh thuận lợi, kiên quyết đoạn tuyệt với cơ chế xin - cho bằng quan hệ để có được lợi thế trong kinh doanh cũng là điều rất quan trọng. Khi đó, các doanh nghiệp sẽ tập trung hơn vào việc đổi mới và sáng tạo. Khi đổi mới, sáng tạo sẽ đạt được thành công, đây chính là yêu cầu quan trọng nhất của môi trường kinh doanh hiện nay.
Theo Nguyễn Hằng
Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.
Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.
Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.
Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/