|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Việt Nam đang xem xét lựa chọn để tái đàm phán TPP

15:56 | 06/06/2017
Chia sẻ
Trả lời phỏng vấn của Nikkei Asian Review hôm thứ Hai (5/6), Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết Việt Nam đang xem xét những nội dung có thể được đàm phán lại của Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) sau sự ra đi của Mỹ.
thu tuong nguyen xuan phuc viet nam dang xem xet lua chon de tai dam phan hiep dinh tpp
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trả lời phỏng vấn tại Tokyo hôm 5/6. (Nguồn: Nikkei)

“Chính phủ Việt Nam đã giao nhiệm vụ cho bộ trưởng chịu trách nhiệm về hiệp định thương mại để đàm phán với các nước thành viên khác trong TPP về các phương án nhằm thúc đẩy thỏa thuận”, Thủ tướng trả lời phỏng vấn bên lề cuộc hội thảo thường niên Tương lai của châu Á diễn ra ở Tokyo (Nhật Bản).

Thủ tướng cho biết thêm, mục đích cuối cùng là để tìm ra “một phương án giúp cân bằng và hài hòa lợi ích giữa các nước thành viên”.

Theo Nikkei, lý do Việt Nam tham gia vào hiệp định thương mại TPP là để thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm dệt may và các mặt hàng khác sang Mỹ. Tuy nhiên, Mỹ đã kết thúc hy vọng này bằng việc rút khỏi thỏa thuận hồi tháng 1.

thu tuong nguyen xuan phuc viet nam dang xem xet lua chon de tai dam phan hiep dinh tpp

Thủ tướng cho biết, bộ trưởng Bộ Công thương của Việt Nam sẽ “thảo luận với các lãnh đạo đồng cấp của các nước trong TPP để tìm ra những lựa chọn tốt nhất vì lợi ích chung của cả khối”, sau đó sẽ báo cáo lại cho Thủ tướng về nội dung các cuộc thảo luận. Đây sẽ là nhân tố ảnh hưởng tới quyết định của Việt Nam về việc có thúc đẩy tái đàm phán thỏa thuận hay không.

Trong số thành viên còn lại, các quốc gia như Nhật Bản và New Zealand muốn tiếp tục đàm phán với 11 thành viên còn lại, được gọi là “TPP 11”. Trước chuyến thăm tới Tokyo, trả lời phỏng vấn của Nikkei và các hãng truyền thông Nhật Bản ở Hà Nội, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nói rằng Việt Nam sẽ hợp tác với Nhật Bản và các quốc gia khác để đưa TPP có hiệu lực trở lại.

Lyly Cao

Danh mục tự doanh 11 tỷ USD của các CTCK đang phân bổ như thế nào?
Giá trị tự doanh toàn ngành chứng khoán đã vượt mức 11 tỷ USD tại cuối 2024. Đa số các công ty ghi nhận FVTPL chiếm tỷ trọng lớn nhất cơ cấu mảng tự doanh. Trong khi đó, MBS, ACB chủ yếu phân bổ tại HTM, còn Vietcap, TBCS tiếp tục ghi nhận phần lớn ở khoản AFS.