|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Thủ tướng: Không phân biệt đối tác trong nước và nước ngoài khi bán vốn Vinamilk, Sabeco, Habeco

11:15 | 30/08/2016
Chia sẻ
Với việc bán vốn nhà nước tại Habeco và Sabeco là những doanh nghiệp đã cổ phần hóa nhưng chưa niêm yết, Thủ tướng chỉ rõ, để bảo đảm công khai, minh bạch, bảo đảm có lợi nhất cho nhà nước, phải tiến hành niêm yết trên thị trường chứng khoán trước khi bán vốn nhà nước.
thu tuong khong phan biet doi tac trong nuoc va nuoc ngoai khi ban von vinamilk sabeco habeco
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc

Chiều 29/8, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì cuộc họp của Thường trực Chính phủ với các bộ ngành về chủ trương tiếp tục bán vốn nhà nước tại Tổng công ty Cổ phần bia rượu nước giải khát Sài Gòn (Sabeco), Tổng công ty cổ phần Bia rượu nước giải khát Hà Nội (Habeco); chủ trương bán cổ phần của Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) tại 10 công ty, trong đó có Công ty cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk).

Đây là vấn đề đang được xã hội, người dân hết sức quan tâm. Trong đó, Sabeco, Habeco là những doanh nghiệp lớn, đã cổ phần hóa nhưng nhà nước vẫn nắm giữ cổ phần chi phối. Phần vốn nhà nước tại Vinamilk dù chỉ còn dưới 50% nhưng có giá trị rất lớn.

Tại cuộc họp, Thường trực Chính phủ, lãnh đạo các bộ: Tài chính, Công Thương, Kế hoạch và Đầu tư, Tư pháp, lãnh đạo SCIC đã thảo luận kỹ và đi tới thống nhất cao về các vấn đề liên quan tới việc xác định giá trị doanh nghiệp, định giá cổ phiếu, phương thức bán cổ phần, việc bảo toàn các thương hiệu sau khi bán vốn…

Kết luận cuộc họp, Thủ tướng nhấn mạnh các nguyên tắc, quan điểm trong quá trình bán vốn nhà nước tại các doanh nghiệp nói trên và trong quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, bán vốn nhà nước nói chung.

Cụ thể, Thủ tướng yêu cầu phải thực hiện theo các quy luật, thông lệ thị trường, bảo đảm công khai, minh bạch, chống tham nhũng, tiêu cực, chống lợi ích nhóm, bảo toàn tối đa tài sản nhà nước, bảo đảm lợi ích cao nhất của đất nước.

Lấy ví dụ về việc đấu giá cổ phần Khách sạn Kim Liên tại Hà Nội đã thu được hơn 1.000 tỷ đồng so với mức giá khởi điểm 122 tỷ đồng, Thủ tướng nhấn mạnh phải quán triệt những quan điểm rất rõ ràng nói trên, thực hiện cho được quyết tâm xây dựng một Chính phủ liêm chính, minh bạch, nói không với tham nhũng, tiêu cực.

“Các bộ, cơ quan liên quan phải thực hiện nghiêm túc chủ trương này trong cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước”, Thủ tướng chỉ rõ.

Để thực hiện các yêu cầu nói trên, với việc bán vốn nhà nước tại Vinamilk và các doanh nghiệp khác mà SCIC làm đại diện chủ sở hữu nhà nước, Thủ tướng yêu cầu thực hiện nghiêm theo quy định của Luật Doanh nghiệp, Luật Chứng khoán. Các bộ ngành, Ban chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp giám sát chặt chẽ SCIC, tìm kiếm cơ hội tốt nhất để bán được với giá cao nhất, chống thất thoát vốn nhà nước, nếu có vướng mắc vượt thẩm quyền thì báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Với việc bán vốn nhà nước tại Habeco và Sabeco là những doanh nghiệp đã cổ phần hóa nhưng chưa niêm yết, Thủ tướng chỉ rõ, để bảo đảm công khai, minh bạch, bảo đảm có lợi nhất cho nhà nước, phải tiến hành niêm yết trên thị trường chứng khoán trước khi bán vốn nhà nước. Ngay cả việc định giá cổ phần cũng phải khẩn trương tổ chức đấu thầu công khai để lựa chọn đơn vị tư vấn uy tín, có năng lực, kinh nghiệm, tránh trường hợp định giá không sát, không đúng, làm thất thoát phần vốn nhà nước. Việc định giá cụ thể dựa trên các quy định pháp luật, nguyên tắc thị trường và ý kiến đơn vị tư vấn.

Thủ tướng cũng chỉ rõ, khi bán cổ phần tại các doanh nghiệp này, phải đấu giá cạnh tranh, không phân biệt đối tác trong nước và nước ngoài, giá trị quyền sử dụng đất tính riêng. Đồng thời, có biện pháp pháp lý để giữ các thương hiệu quốc gia như bia Sài Gòn, bia Hà Nội, Vinamilk sau khi bán vốn nhà nước.

Sau cuộc họp, Thủ tướng giao Bộ Công Thương trên cơ sở các quy định hiện hành, các ý kiến bộ, ngành, các ý kiến của Thường trực Chính phủ, xây dựng phương án bán tiếp cổ phần tại Habeco, Sabeco, bảo đảm hiệu quả cao nhất, từ đó rút bài học kinh nghiệm cho việc bán vốn tại các doanh nghiệp khác. Thủ tướng cũng giao Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp giám sát quá trình này.

Theo Hà Chính Chính phủ


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Trước thềm Diễn đàn Đầu tư Việt Nam: Đầu tư thụ động trong bối cảnh vĩ mô không chắc chắn
Trong năm 2024, lãi suất tiền gửi có kỳ hạn đang ở mức thấp. 4 ngân hàng quốc doanh có mức huy đông kỳ hạn 12 tháng đang ở mức 4,6%-5,0%. Trong khi đó thị trường trái phiếu, cũng như thị trường bất động sản đều chưa phục hồi, dẫn đến thiếu các kênh đầu tư tài chính hấp dẫn. Lượng tiền gửi trong ngân hàng đang ở mức cao nhất trong lịch sử đạt gần 6,84 triệu tỷ đồng vào tháng 7/2024.