|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

Thủ tướng chỉ thị không cắt giảm điều kiện kinh doanh theo kiểu chỉ đổi tên, gộp nhiều điều kiện thành một

20:43 | 15/07/2018
Chia sẻ
Thủ tướng yêu cầu văn bản thực thi phương án cắt giảm, đơn giản hóa điều kiện kinh doanh phải đáp ứng yêu cầu cắt giảm, đơn giản hóa ít nhất 50% điều kiện kinh doanh; phương án cắt giảm, đơn giản hóa điều kiện kinh doanh phải thực chất, không gộp nhiều điều kiện thành một điều kiện theo kiểu cơ học hoặc chỉ thay đổi tên gọi.
thu tuong nguyen xuan phuc khong cat giam dieu kien kinh doanh theo kieu chi doi ten gop nhieu dieu kien thanh mot Thủ tướng chốt phương án nghỉ 9 ngày dịp Tết Nguyên đán Kỷ Hợi 2019

Mới đây, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vừa ký ban hành Chỉ thị số 20/CT-TTg nhằm tăng cường cải cách hoạt động kiểm tra chuyên ngành và cắt giảm, đơn giản hóa điều kiện kinh doanh.

thu tuong nguyen xuan phuc khong cat giam dieu kien kinh doanh theo kieu chi doi ten gop nhieu dieu kien thanh mot
Ảnh minh họa

Theo đó, Thủ tướng chỉ thị từng bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ cần quán triệt việc cải cách hoạt động kiểm tra chuyên ngành, cắt giảm điều kiện kinh doanh là một trong những giải pháp quan trọng để thúc đẩy tăng trưởng, giải phóng nguồn lực xã hội.

Để làm được điều này, Thủ tướng yêu cầu cần tập trung chỉ đạo thực hiện công tác này một cách quyết liệt, thực chất, xử lý nghiêm người đứng đầu các cơ quan, đơn vị không thực hiện nghiêm túc nhiệm vụ được giao.

Thủ tướng yêu cầu trước ngày 15/8, các bộ, cơ quan ngang bộ hoàn thành việc ban hành theo thẩm quyền và trình cấp có thẩm quyền các văn bản để thực thi phương án cải cách hoạt động kiểm tra chuyên ngành, cắt giảm, đơn giản hóa điều kiện kinh doanh bằng hình thức một văn bản sửa nhiều văn bản theo quy trình, thủ tục rút gọn.

Văn bản thực thi phương án cải cách hoạt động kiểm tra chuyên ngành phải đáp ứng yêu cầu cắt giảm, đơn giản hóa ít nhất 50% danh mục hàng hóa, sản phẩm và thủ tục kiểm tra chuyên ngành. Danh mục hàng hóa, sản phẩm kiểm tra chuyên ngành phải gắn mã HS. Một sản phẩm hàng hóa xuất khẩu chỉ do một bộ, cơ quan ngang bộ hoặc đơn vị thuộc bộ chịu trách nhiệm quản lý rủi ro đánh giá mức độ tuân thủ luật pháp của tổ chức, cá nhân , không áp dụng hình thức kiêm tra đối với từng lô hàng, trừ kiểm dịch. Phương thức quản lý chuyển từ chủ yếu tiền kiểm sang chủ yếu hậu kiểm.

Văn bản thực thi phương án cắt giảm, đơn giản hóa điều kiện kinh doanh phải đáp ứng yêu cầu cắt giảm, đơn giản hóa ít nhất 50% điều kiện kinh doanh; phương án cắt giảm, đơn giản hóa điều kiện kinh doanh phải thực chất, không gộp nhiều điều kiện thành một điều kiện theo kiểu cơ học hoặc chỉ thay đổi tên gọi.

Thủ tướng cũng yêu cầu các bộ, cơ quan ngang bộ kiểm soát chặt chẽ việc ban hành danh mục hàng hóa, sản phẩm, thủ tục kiểm tra chuyên ngành và điều kiện kinh doanh theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, Luật Đầu tư và các quy định liên quan. Thủ tưởng chỉ thị nghiêm cấm các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tự đặt thêm điều kiện kinh doanh, danh mục hàng hóa, thủ tục kiểm tra chuyên ngành trái quy định pháp luật.

Các bộ, cơ quan ngang bộ trong quá trình xây dựng dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật có quy định thủ tục hành chính, điều kiện kinh doanh, danh mục hàng hóa, sản phẩm kiểm tra chuyên ngành phải bảo đảm rõ ràng, dễ hiểu, dễ thực hiện, không tạo rào cản gia nhập thị trường, không làm phát sinh chi phí cho doanh nghiệp.

Thủ tướng yêu cầu các bộ, cơ quan ngang bộ công bố kết quả cắt giảm, đơn giản hóa danh mục hàng hóa, sản phẩm, thủ tục kiểm tra chuyên ngành và cắt giảm điều kiện kinh doanh cùng lợi ích kinh tế mang lại ngay sau khi các văn bản thực thi phương án cắt giảm, đơn giản hóa được cấp có thẩm quyền ban hành.

Định kỳ hàng quý, các bộ, cơ quan ngang bộ báo cáo Thủ tướng về số lượng, danh mục sản phẩm, hàng hóa kiểm tra chuyên ngành và số lượng điều kiện kinh doanh. Trong đó, cần nêu rõ sự tăng, giảm và nguyên nhân của việc tăng, giảm số lượng, danh mục sản phẩm, hàng hóa kiểm tra chuyên ngành và điều kiện kinh doanh trong kỳ báo cáo.

Xem thêm

Đức Quỳnh

[LIVE] ĐHĐCĐ Vietcombank: Dư nợ cho CBBank vay 10.000 tỷ năm 2022 đã giảm về 1.000 tỷ vào cuối quý I
Ngân hàng dự kiến sẽ trình phương án tiếp tục dùng lợi nhuận của năm 2023 để chia cổ tức. Tuy nhiên, việc chia cổ tức theo hình thức nào (cổ phiếu hay tiền mặt) cần sự phê duyệt của cơ quan có thẩm quyền.