|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

Thủ tướng chỉ đạo tập trung các giải pháp phát triển dịch vụ logistics

17:25 | 04/10/2017
Chia sẻ
Thủ tướng Chính phủ mong muốn phát triển dịch vụ logistics thành một ngành dịch vụ đem lại giá trị gia tăng cao, gắn dịch vụ logistics với phát triển sản xuất hàng hóa, xuất nhập khẩu và thương mại trong nước, phát triển hạ tầng giao thông vận tải và công nghệ thông tin.
tap trung cac giai phap phat trien dich vu logistics
Ảnh minh họa

Thủ tướng Chính phủ vừa mới ban hành Công văn số 10414/VPCP-KTTH về giải pháp phát triển dịch vụ logistics.

Theo đó, Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Công Thương tập trung triển khai, đôn đốc thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp phát triển dịch vụ logistics được phê duyệt tại Kế hoạch hành động nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển dịch vụ logistics Việt Nam đến năm 2025.

Mới đây, báo Đấu thầu ngày 18/9/2017 có phản ánh: GS.TS Đặng Đình Hào, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và Phát triển cho rằng logistics là dịch vụ tổng hợp, mang tính liên ngành, cần thành lập Ủy ban Logistics quốc gia để bảo đảm sự thống nhất trong quản lý cũng như sự nhất quán giữa các quy định của pháp luật. Đa số doanh nghiệp logistics Việt Nam đang có xu hướng chuyển phần lớn hoạt động và nguồn thu sang lĩnh vực nhận đại lý cho các hãng nước ngoài, trong khi doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chỉ chiếm 2% trong tổng số trên 1.000 doanh nghiệp logistics.

Trong công văn trên, Thủ tướng Chính phủ cũng giao Bộ Công Thương khẩn trương nghiên cứu kiến nghị tại bài báo này để xử lý theo quy định; báo cáo Thủ tướng Chính phủ những nội dung vượt thẩm quyền.

Mục tiêu phát triển ngành dịch vụ logistics đến năm 2025.

Tỷ trọng đóng góp của ngành dịch vụ logistics vào GDP đạt 8%-10%, tốc độ tăng trưởng dịch vụ đạt 15%-20%, tỷ lệ thuê ngoài dịch vụ logistics đạt 50%-60%, chi phí logistics giảm xuống tương đương 16%-20% GDP, xếp hạng theo chỉ số năng lực quốc gia về logistics (LPI) trên thế giới đạt thứ 50 trở lên.

Ngoài ra, cần tập trung thu hút đầu tư vào phát triển hạ tầng logistics, xây dựng các trung tâm logistics cấp khu vực và quốc tế, nâng cao hiệu quả kết nối giữa Việt Nam với các nước. Đưa Việt Nam trở thành một đầu mối logistics của khu vực.

Đối với các doanh nghiệp dịch vụ logistics, hình thành các doanh nghiệp dịch vụ logistics đầu tàu, có đủ sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế, đồng thời hỗ trợ phát triển các doanh nghiệp dịch vụ logistics theo phương châm hiện đại, chuyên nghiệp. Doanh nghiệp sản xuất, thương mại quản lý tốt chuỗi cung ứng, tiết kiệm nguyên vật liệu và chi phí sản xuất, rút ngắn thời gian lưu chuyển hàng hóa.

Ứng dụng các công nghệ mới trong logistics, đào tạo nhân lực chuyên nghiệp, trình độ cao về logistics, góp phần thúc đẩy thuận lợi hóa thương mại, tái cấu trúc hoạt động sản xuất, thương mại của doanh nghiệp.

Song song với đó, cần hoàn thiện cơ chế quản lý Nhà nước, bao gồm các chính sách hỗ trợ phát triển dịch vụ logistics, pháp luật điều chỉnh ngành, bộ máy quản lý tương xứng với trình độ phát triển của dịch vụ logistics của Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế.

tap trung cac giai phap phat trien dich vu logistics

Logistics đang 'gánh' hai tầng điều kiện kinh doanh?

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã chỉ đạo kiểm tra thông tin giấy phép con trói buộc doanh nghiệp logistics, trong khi Phòng Thương mại ...

Diệu Linh