|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

Thu hút FDI thế hệ mới: Đâu là những lĩnh vực Việt Nam ưu tiên thu hút trong thời gian tới?

14:45 | 22/07/2018
Chia sẻ
Tổ chức Tài chính quốc tế (IFC) khuyến nghị, Việt Nam nên chủ động xúc tiến đầu tư hướng tới 50-100 doanh nghiệp quốc tế trọng điểm trong từng ngành, lĩnh vực.
thu hut fdi the he moi dau la nhung linh vuc viet nam uu tien thu hut trong thoi gian toi Thu hút FDI thế hệ mới: Đích ngắm là nhà đầu tư Mỹ và EU
thu hut fdi the he moi dau la nhung linh vuc viet nam uu tien thu hut trong thoi gian toi Thu hút FDI năm 2017: Kỷ lục về lượng, bước nhảy về chất

Trong định hướng chiến lược thu hút FDI thế hệ mới, Việt Nam chủ yếu tập trung thu hút dòng vốn hướng tới các hoạt động sản xuất có giá trị gia tăng, giới thiệu công nghệ mới, các hoạt động nghiên cứu và phát triển chuyên sâu. Điều đặc biệt quan trọng đó là phải có hiệu ứng lan tỏa mạnh mẽ để giúp các doanh nghiệp trong nước hội nhập vào các chuỗi giá trị gia tăng, cũng như là chất xúc tác để hình thành một thế hệ mới các doanh nghiệp trong nước lớn mạnh.

thu hut fdi the he moi dau la nhung linh vuc viet nam uu tien thu hut trong thoi gian toi
Fintech (financial technology - công nghệ trong tài chính) là một trong những lĩnh vực ưu tiên trung hạn Việt Nam nên thu hút trong thời gian tới.

Duy trì dòng vốn theo chiến lược đầu

Tuy nhiên theo các chuyên gia từ IFC, trong thời điểm “quá độ” cần thiết phải sử dụng các công cụ thu hút FDI thế hệ “một” để tối đa hóa giá trị gia tăng từ FDI thế hệ mới, khắc phục các điểm yếu trong chuỗi giá tri và tạo ra việc làm ở các địa phương mà FDI thế hệ đầu vẫn có đóng góp quan trọng trong nhiều năm tới.

Minh chứng cho điều này, các chuyên gia từ IFC dẫn chứng kết quả báo cáo của Bloomberg về sự phát triển nhanh chóng của lĩnh vực sản xuất xe điện. Cụ thể, theo trích dẫn từ một nghiên cứu của Bloomberg năm 2017 cho thấy, xe động cơ đốt trong và xe điện đến năm 2022 sẽ đạt mức cân bằng về chi phí, và sản lượng tiêu thụ xe điện sẽ tăng theo cấp số nhân. Đây sẽ là cơ hội lớn, nếu Việt Nam xác định mục tiêu chính sách đến năm 2035 Việt Nam sẽ sản xuất đáp ứng được 20% nhu cầu xe điện trong khu vực khối ASEAN.

Để hiện thực hoá điều này, mặc dù hoạt động sản xuất và phát triển xe điện phù hợp với mục tiêu của chiến lược thu hút FDI thế mới, tuy nhiên theo các chuyên gia IFC vẫn cần có vốn đầu tư theo chiến lược thu hút FDI thế hệ “một” có định hướng để sản xuất ra các linh phụ kiện kim loại, nhôm, composite phẩm cấp cao trong ngắn hạn để làm nền tảng và tạo điều kiện thực thi mục tiêu của chiến lược thu hút FDI thế hệ mới.

Bên cạnh đó, IFC cũng khuyến nghị, ngay cả với những ngành Việt Nam có thế mạnh như nông nghiệp, cũng cần thực hiện thu hút đầu tư FDI để tăng sản lượng, cải thiện dịch vụ hạ tầng, an ninh lương thực và các dịch vụ hỗ trợ đào tạo.... Bởi lẽ đây là những íĩnh vực mà doanh nghiệp trong nước chưa đáp ứng được những yêu cầu đó. Vì vậy, tìm kiếm và thu hút các nhà đầu tư nước ngoài đế lấp đầy khoảng trống cũng như tăng cường năng lực chính là để phục vụ lợi ích quốc gia Việt Nam.

3 giai đoạn ưu tiên theo từng lĩnh vực

Một trong những nội dung quan trọng của Chiến lược và định hướng thu hút FDI thế hệ mới, giai đoạn 2020 – 2030 đó là khuyến nghị vào các lĩnh vực, ngành Việt Nam nên ưu tiên xúc tiến và hỗ trợ xúc tiến đầu tư chủ động.

Một là, ưu tiên trước mắt. Đây là những ngành, lĩnh vực có ý nghĩa quan trọng đối với việc gia tăng giá trị và năng lực cạnh tranh trong nước. Theo đó, trong lĩnh vực sản xuất hướng đến kim loại bậc cao, khoáng chất, hoá chất, nhựa và linh kiện điện tử, công nghệ cao. Bên cạnh đó là máy và thiết bị công nghiệp. Trong lĩnh vực dịch vụ tập trung vào hậu cần và MRO. Lĩnh vực nông nghiệp hướng đến các sản phẩm nông nghiệp sáng tạo, giá trị cao ví dụ như cà phê, đặc sản, hải sản… Ngoài ra, trong lĩnh vực du lịch hướng đến dịch vụ du lịch giá trị cao.

Hai là, ưu tiên ngắn hạn. Những ngành/lĩnh vực ưu tiên trong giai đoạn này được xem như mang lại cơ hội “hẹp” để Việt Nam cạnh tranh thắng lợi. Theo đó, ở giai đoạn này Việt Nam nên tập trung thu hút đầu tư vào lĩnh vực sản xuất. Cụ thể là sản xuất thiết bị gốc và nhà cung cấp thiết bị vận tải và ô tô. Bên cạnh đó là công nghệ môi trường như thiết bị bảo tồn nước, mặt trời, gió…

Ba là, trong ưu tiên trung hạn, IFC khuyến nghị Việt Nam tập trung thu hút vào các lĩnh vực, ngành như xuất chế tạo về dược phẩm và y tế. Bên cạnh đó, trong lĩnh vực du lịch, Việt Nam sẽ tập trung vào dịch vụ giáo dục và y tế, dịch vụ tài chính, công nghệ tài chính (Fintech), dịch vụ công nghệ thông tin và dịch vụ tri thức.

Như vậy, trong chiến lược thu hút FDI thế hệ mới, bên cạnh việc xác định được những ngành, lĩnh vực cụ thể, với phương pháp chủ động xúc tiến đầu tư hướng tới những doanh nghiệp hàng đầu thế giới trong mỗi ngành, IFC khuyến nghị Việt Nam phải có chiến dịch xây dựng thương hiệu quốc gia để định vị Việt Nam là một quốc gia thành viên ASEAN có lợi thế cạnh tranh để các nhà đầu tư, doanh nghiệp FDI có thể tin tưởng quyết định đầu tư và thuê gia công.

Xem thêm

Ngọc Hà