|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

Thu hút đầu tư vào Khánh Hòa đang giảm sâu, vì đâu?

16:14 | 14/11/2019
Chia sẻ
Khánh Hòa có tiềm năng lợi thế vượt trội trong khu vực miền Trung – Tây Nguyên, tuy nhiên việc thu hút vốn đầu tư trong nước và nước ngoài thời gian qua còn hạn chế và tiếp tục giảm sâu so với những năm trước.

Vướng thanh tra, kiểm tra

Giai đoạn 2016 – 2019, Khánh Hòa thu hút được 182 dự án đầu tư trong nước và nước ngoài với số vốn đăng kí 107.357 tỉ đồng. Tuy nhiên, trong 10 tháng đầu năm 2019, Khánh Hòa chỉ thu hút 12 dự án đầu tư với tổng vốn đăng kí 4.375,3 tỉ đồng. Trong khi đó, 9 tháng năm 2018 thu hút 33 dự án với tổng vốn đăng kí 6.653 tỉ đồng.

tinh  (17)

Hạ tầng cụm công nghiệp Trảng É có hạ tầng khá tốt nhưng không thu hút được nhà đầu tư.

Hai dự án đáng kể được đăng kí trong năm 2019 là Dự án Nhà mặt điện mặt trời Long Sơn (vốn đăng kí 3.400 tỉ đồng) và Dự án Nhà máy điện mặt trời Cam Lâm VN (vốn đăng kí 1.150 tỉ đồng). Các dự án còn lại có vốn đăng kí từ vài tỉ đến hơn 100 tỉ đồng.

Đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Khánh Hòa trong thời gian qua cũng khá thấp. Tính đến 10/2019 có 4 dự án được cấp phép với tổng vốn đăng kí khoảng 2,6 triệu USD. Lũy kế đến nay, địa phương thu hút được 98 dự án có vốn đầu tư nước ngoài, với tổng vốn đăng kí 3,5 tỉ USD.

Theo UBND tỉnh Khánh Hòa, một trong những nguyên nhân khiến việc thu hút đầu tư giảm là bởi thời gian qua, do kết quả thanh tra các dự án ngoài ngân sách trên địa bàn tỉnh. UBND tỉnh Khánh Hòa nhận thấy cần phải tiến hành rà soát thủ pháp lí đối với các dự án được cấp phép đầu tư trước đây.

Trong đó có việc rà soát xây dựng lại danh mục dự án kêu gọi đầu tư ngoài ngân sách giai đoạn 2019 – 2020 nhằm thực hiện theo đúng qui định pháp luật.

"Việc rà soát này đòi hỏi cần một khoản thời gian nhất định nên ảnh hướng tiến độ xây dựng danh mục dự án kêu gọi đầu tư. Thay vào đó, Khánh Hòa tiếp tục thực hiện kêu gọi dự án công nghiệp, khu công nghiệp phát triển công nghiệp, khu phức hợp công nghiệp, phát triển công nghiệp công nghệ cao trong Khu kinh tế Vân Phong đã có qui hoạch", một lãnh đạo tỉnh Khánh Hòa nhận định.

Hạ tầng chưa đáp ứng

khu kinh te van phong (3)

Một góc khu kinh tế Vân Phong - Khánh Hòa. (Ảnh: Khải An)

Theo nhận định của một số doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn Khánh Hòa, một nguyên nhân khác khiến địa phương này thiếu sức hút các nhà đầu tư do có vị trí cách xa các trung tâm kinh tế lớn của cả nước và ít được người dân, doanh nghiệp các quốc gia trên thế giới biết tới trong đó có các nền kinh tế phát triển như Mỹ, Nhật, Hàn, Nga…

Bên cạnh đó, cảng hàng không Quốc tế Cam Ranh còn hạn chế các chuyến bay quốc tế, chưa có đường bay trực tiếp đến các nước phát triển (Nhật, khôi EU, các khu vực Bắc Mỹ..).

Đặc biệt, chính sách thu hút đầu tư vào Khu vực Bắc Vân Phong vẫn đang tạm dừng, do chờ Quốc hội thông qua Luật Đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt khiến thu hút đầu tư tại khu vực bị ảnh hưởng.

Lãnh đạo tỉnh Khánh Hòa cho biết đã kiến nghị Chính phủ cho phép kêu gọi đầu tư các dự án lớn để tạo động lực cho KKT Vân Phong.

Ông Hoàng Đình Phi – Trưởng Ban Quản lý Khu kinh tế Vân Phong nhận định, hiện các dự án công nghiệp lớn mang tính động lực tại Khu kinh tế Vân Phong như khu phát triển công nghiệp Ninh Thọ, Khu phức hợp công nghiệp Ninh Hải, Khu phát triển công nghiệp Ninh Tịnh, Cảng nước sâu Bắc Vân Phong thu hút đầu tư về các ngành logictics, cảng biển, vận tải biển, công nghiệp phụ trợ lọc hóa dầu, công nghiệp nặng… thời gian qua có rất nhiều nhà đầu tư quan tâm, khảo sát nhưng đến nay vẫn ở giai đoạn tiềm hiểu đầu tư.

Hiện cơ sở hạ tầng Khu kinh tế tại Khánh Hòa còn hạn chế, các khu đô thị, vùng công nghiệp trọng điểm điểm. Thiếu các khu công nghiệp phụ trợ, chính sách ưu đãi đầu tư cho KKT đang có xu hướng giảm dần, thủ tục lựa chọn nhà đầu tư theo qui định của pháp luật hiện hành khá phức tạp, mất nhiều thời gian.

Ngoài ra, UBND tỉnh Khánh Hòa cũng cho rằng, một hạn chế khác cũng phải được nhắc đến đó là địa phương này có giá đất thuộc loại cao nhất nước nên chi phí cho việc thực hiện đền bù giải phóng mặt bằng để có đất thực hiện dự án lớn, tiến độ giải phóng mặt bằng thường bị kéo dài, làm hạn chế đến việc thu hút dự án đầu tư mới.

Theo ông Hoàng Đình Phi – Trưởng Ban Quản lý Khu kinh tế Vân Phong, hiện KKT Vân Phong đang có nhiều tín hiệu khởi sắc, ở khu vực phía Bắc, dự án bến cảng tổng hợp Bắc Vân Phong, có thể tiếp nhận tàu đến 50.000 đang hoàn tất các thủ tục để đi vào hoạt động năm 2019 (phù hợp với quy hoạch được phê duyệt).

khu kinh te van phong (4)

Cụm cảng Vân Phong đang triển khai xây dựng. (Ảnh: Khải An)

Riêng dự án Cảng trung chuyển container vẫn đang tiếp tục kêu gọi nhà đầu tư. Ở khu vực Nam Vân Phong, Cảng tổng hợp Nam Vân Phong (có thể tiếp nhận tàu đến 70.000 DWT) mục tiêu phục vụ cho KCN Ninh Thủy và các khu vực lân cận đã xây dựng xong hạng mục cảng, đang hoàn thiện các hạng mục công trình phụ trợ, dự kiến đi vào hoạt động cuối năm 2019.

Các cảng chuyên dùng cho nhà máy xi măng, nhà máy đóng tàu, kho xăng dầu ngoại quan cũng đã hoàn thành đi vào hoạt động, riêng cảng nhập than của dự án nhà máy nhiệt điện BOT Vân Phong đang trong quá trình xây dựng. Nhìn chung, hệ thống cảng biển của khu vực Vân Phong hiện tại cơ bản đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng hóa cho KKT và khu vực lân cận.

"Cảng biển Nam Vân Phong đang sắp xếp lại cầu cảng, kho bãi để nâng cao năng lực tiếp nhận tàu thêm 20.000 tấn. Như vậy, cảng này có thể đón nhận tàu 70.000 tấn, phù hợp cho cả tàu du thuyền quốc tế", ông Hoàng Đình Phi – Trưởng Ban Quản lý KKT Vân Phong cho biết.

Khải An

Dòng tiền vẫn dồi dào trên TTCK, song cần chắt lọc lựa chọn cổ phiếu
Theo các chuyên gia, thị trường chứng khoán đang tiếp tục tăng trưởng tích cực nhờ dòng tiền dồi dào. Tuy nhiên, ở mức định giá cao, cơ hội sẽ trở nên khó hơn, nhà đầu tư nên cân nhắc lựa chọn các cổ phiếu có mức định giá vẫn hấp dẫn.