|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Nhà đất

Thu hồi dự án 33 triệu USD lấn biển Nha Trang để xây công viên

14:43 | 04/11/2019
Chia sẻ
Tỉnh Khánh Hoà đang quyết tâm thu hồi dự án 33 triệu USD xây dựng Công viên Văn hoá giải trí - thể thao Nha Trang Sao (đường Phạm Văn Đồng, TP Nha Trang) để xây công viên phục vụ người dân và du khách.

Ngày 2/11, Văn phòng Tỉnh ủy Khánh Hòa cho biết: Tỉnh uỷ Khánh Hoà vừa có văn bản gửi UBND tỉnh yêu cầu rà soát tiến độ thực hiện quyết định thu hồi dự án Công viên Văn hóa giải trí - thể thao Nha Trang Sao (gọi tắt dự án Nha Trang Sao, do Công ty CP Nha Trang Sao làm chủ đầu tư) và báo cáo tiến độ thực hiện thu hồi dự án Nha Trang Sao cho Thường trực Tỉnh uỷ trước ngày 10/11.

Theo ông Nguyễn Tấn Tuân - Chủ tịch HĐND tỉnh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Khánh Hòa, phần đất được thu hồi tại dự án Nha Trang Sao sẽ được dùng để xây công viên, phục vụ mục đích công cộng, giải trí cho người dân và du khách.

Dự án Nha Trang Sao được UBND tỉnh Khánh Hoà cấp giấy chứng nhận đầu tư vào tháng 3/2012, nằm đối diện danh thắng Hòn Đỏ (TP Nha Trang), có tổng diện tích 103.568 m2 và tổng vốn đầu tư khoảng 33 triệu USD. 

 Dự án từng bị phạt hành chính vì chậm tiến độ (hồi tháng 6/2017), bị dừng hoạt động (tháng 8/2017). 

Đặc biệt, khi lập phương án điều chỉnh, chủ đầu tư bị Hội kiến trúc sư Khánh Hòa phát hiện cóp nhặt báo cáo đánh giá tác động môi trường từ một dự án sân golf khác.

Thu hồi dự án 33 triệu USD lấn biển Nha Trang để xây công viên - Ảnh 1.

Dự án Nha Trang Sao đổ đá lấn biển Nha Trang

Trong thời gian qua, dự án Nha Trang Sao đã đổ đá xây kè xâm lấn danh thắng quốc gia Hòn Chồng - Hòa Đỏ; liên lục chậm tiến độ, không lập phê duyệt, niêm yết công khai kế hoạch quản lý môi trường trước khi triển khai nên đã bị UBND tỉnh Khánh Hòa ra quyết định thu hồi vào tháng 1/2019.

Kể từ khi bị thu hồi đến nay, dự án Nha Trang Sao chưa được khắc phục lại hiện trạng mà khu vực này vẫn là một bãi đất trống, ngổn ngang đất đá, rác thải và cỏ dại. 

Tại đây, diện tích lớn bờ biển cũng bị rào chắn đã cản trở việc đi lại và người dân không được xuống biển. Hàng rào công trình của dự án còn lấn chiếm vỉa hè đi bộ của người dân, cản trở sinh hoạt quanh vùng.

Chùm ảnh PV Tiền Phong ghi lại hiện trạng dự án Nha Trang Sao:

Thu hồi dự án 33 triệu USD lấn biển Nha Trang để xây công viên - Ảnh 2.

Hàng trăm khối đá xây kè lấn biển


Thu hồi dự án 33 triệu USD lấn biển Nha Trang để xây công viên - Ảnh 3.

Đường đá được chủ đầu tư xây dựng lấn biển và xâm phạm danh thắng Hòn Đỏ

Thu hồi dự án 33 triệu USD lấn biển Nha Trang để xây công viên - Ảnh 4.

Thu hồi dự án 33 triệu USD lấn biển Nha Trang để xây công viên - Ảnh 5.

Kè đá lấn biển vẫn chưa được phá bỏ

Thu hồi dự án 33 triệu USD lấn biển Nha Trang để xây công viên - Ảnh 6.

Thu hồi dự án 33 triệu USD lấn biển Nha Trang để xây công viên - Ảnh 7.

Rác thải nhếch nhác tại dự án

Thu hồi dự án 33 triệu USD lấn biển Nha Trang để xây công viên - Ảnh 8.

Dự án bị bỏ hoang nên cỏ mọc um tùm



Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Lữ Hồ

Ngành thép quý III: Hoà Phát là điểm sáng, hai gọng kìm bóp chặt lợi nhuận nhóm tôn mạ
Trong nhóm sản xuất và thương mại thép, Hoà Phát nổi lên là điểm sáng trong khi VNSteel, SMC, Tisco,... lần lượt báo lỗ. Với nhóm tôn mạ, ngoài áp lực cạnh tranh từ tôn mạ nhập khẩu của Trung Quốc và Hàn Quốc thì chi phí vận chuyển leo thang đã bóp nghẹt lợi nhuận nhóm này trong quý vừa qua.