|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

Thống đốc NHNN yêu cầu đẩy mạnh xử lí nợ xấu trong năm 2019

10:50 | 26/03/2019
Chia sẻ
Yêu cầu này nhằm đạt được mục tiêu đưa tỉ lệ nợ xấu nội bảng của các tổ chức tín dụng (TCTD), nợ xấu đã bán cho VAMC và nợ đã thực hiện các biện pháp phân loại nợ xuống dưới 3% từ nay đến năm 2020.
Thống đốc NHNN yêu cầu đẩy mạnh xử lí nợ xấu trong năm 2019 - Ảnh 1.

Thống đốc NHNN Lê Minh Hưng

Mới đây, Thống đốc NHNN đã ban hành văn bản yêu cầu các TCTD triển khai nghiêm túc, quyết liệt, có hiệu quả các nhiệm vụ nêu tại Chỉ thị số 01 về tổ chức thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm của ngành Ngân hàng trong năm 2019 và tiếp tục đẩy mạnh cơ cấu lại hệ thống các TCTD gắn với xử lí nợ xấu.

Các TCTD cần nghiêm túc thực hiện chỉ đạo của NHNN về kiểm soát tăng trưởng và nâng cao chất lượng tín dụng, đẩy mạnh công tác xử lí  nợ xấu, phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro khi bán nợ cho VAMC.

Cùng với đó, thực hiện dự thu lãi phù hợp với thực trạng các khoản nợ đảm bảo tuân thủ đúng qui định của pháp luật để phản ánh đúng kết quả hoạt động kinh doanh. Đồng thời, thường xuyên rà soát tình hình thực tế của các khoản nợ đang dự thu lãi, đặc biệt các khoản lãi có dự thu lớn để kịp thời thoái lãi thu đối với các trường hợp khó có khả năng thu hồi. Thực hiện thoái các khoản thu lãi dự thu theo quy định của pháp luật và các văn bản chỉ đạo của NHNN.

Các ngân hàng cần rà soát, cập nhật kế hoạch xử lí nợ xấu theo Nghị quyết số 42 chi tiết cho năm 2019 và 2020 và tích cực triển khai các phương án, giải pháp xử lí  nợ xấu đảm bảo kết quả xử lí nợ xấu theo đúng lộ trình, kế hoạch tại phương án đã được NHNN phê duyệt.

Các bộ phận liên quan thực hiện rà soát, đánh giá cụ thể từng khoản nợ xấu được xác định theo Nghị quyết 42 nhằm nhận diện đầy đủ thực trạng nợ xấu, đặc biệt là các khoản nợ xấu lớn, tài sản đảm bảo của các khoản nợ, khả năng thu hồi nguyên nhân, khó khăn, vướng mắc trong quá trình thu hồi nợ xấu. 

Trên cơ sở đó, áp dụng toàn diện các giải pháp xử lí nợ xấu theo Nghị quyết số 42 nhằm xử lí nhanh, hiệu quả các khoản nợ xấu.

Mặt khác, tiếp tục phối hợp chặt chẽ với VAMC để thống nhất áp dụng các biện pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong việc xử lí các khoản nợ xấu và tài sản bảo đảm của các khoản nợ đã đã bán cho VAMC. Tiếp tục đẩy mạnh xử lí nợ xấu theo cơ chế thị trường.

Thống đốc cũng yêu cầu các TCTD cần tăng cường tính minh bạch, công khai trong hoạt động, đặc biệt là hoạt động cấp tín dụng. Khẩn trương xử lí triệt để tình trạng sở hữu chéo, vi phạm giới hạn về tỷ lệ sở hữu. Ngăn chặn, xử lí vấn đề lợi ích nhóm, cổ đông/nhóm cổ đông lớn chi phối trong các TCTD.

Đồng thời, triển khai các biện pháp phòng ngừa, hạn chế tối đa nợ xấu phát sinh, nâng cao chất lượng tín dụng, đặc biệt là tại các chi nhánh của TCTD.

Văn bản cũng nhấn mạnh việc tiếp tục thực hiện công tác truyền thông. Trong đó, chú trọng truyền thông tới khách hàng hiện đang có nợ xấu để khách hàng hiểu rõ quyền lợi hợp pháp của TCTD trong việc xử lí nợ cũng như trách nhiệm trả nợ của khách hàng đối với khoản vay TCTD.

Cùng với đó, các TCTD cần chủ động phối hợp tích cực với chính quyền địa phương và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, đặc biệt là công an, tòa án, thi hành án các cấp để nhận được sự hỗ trợ tốt nhất trong công tác xử lí nợ xấu.

VietinBank bán 13.400 tỉ đồng nợ xấu sang VAMC?VietinBank bán 13.400 tỉ đồng nợ xấu sang VAMC? Tiến trình xử lí nợ xấu của Sacombank chậm hơn dự kiếnTiến trình xử lí nợ xấu của Sacombank chậm hơn dự kiến Bức tranh toàn cảnh nợ xấu ngân hàng 2018: ACB Bức tranh toàn cảnh nợ xấu ngân hàng 2018: ACB 'vụt sáng'

Trúc Minh

Quốc hội đề nghị làm rõ thu thuế sàn TMĐT, cơ sở thường trú 'ảo'  nước ngoài bằng cách nào?
Trước đề xuất thu thuế thu nhập doanh nghiệp với sàn thương mại điện tử, cơ sở thường trú 'ảo' của doanh nghiệp nước ngoài, Cơ quan thẩm tra đề nghị làm rõ tính khả thi về phương thức thu thuế và những Hiệp định pháp lý có liên quan.