|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

Thói quen tiền mặt vẫn 'đánh bật' văn hóa 'cà thẻ trả tiền'

10:50 | 25/09/2017
Chia sẻ
Việc chi lương qua tài khoản đã thực hiện gần 10 năm. Phần lớn công nhân, viên chức, cả người về hưu cũng nhận lương qua tài khoản. Nhưng nhiều người mới chỉ quen dùng thẻ ATM để rút tiền mặt, thay vì cà thẻ trả tiền.
thoi quen tien mat van danh bat van hoa ca the tra tien

Khách hàng đăng ký dịch vụ Internet Banking để thanh toán trực tuyến hóa đơn điện nước, chuyển khoản qua ngân hàng, bớt thời gian phải đi giao dịch trực tiếp bằng tiền mặt - Ảnh: HỮU THUẬN

Theo Ngân hàng Nhà nước, tính đến 6-2017, Việt Nam đã phát hành trên 121 triệu thẻ. Như vậy, số thẻ nhiều hơn dân số tại Việt Nam, nhưng việc thanh toán không dùng tiền mặt vẫn khiêm tốn.

Đầu tư nghìn tỉ cho ATM, dân vẫn thích xài tiền mặt

Chị Phạm Thanh Tú (quận 6, TP.HCM) tính toán thay vì trả tiền mặt, tháng 8-2017 chị thanh toán thẻ của ngân hàng đã tiết kiệm được cả triệu đồng vì ngân hàng phối hợp với siêu thị, nhà hàng giảm giá 10-20% trên giá bán.

Tuy nhiên, những người thanh toán bằng thẻ như chị Tú chưa phải đa số. Hình ảnh người dân xếp hàng trước các trụ ATM chờ rút tiền hoặc chạy quãng đường dài để chuyển tiền, nhận tiền, thanh toán tiền trường, tiền chợ... vẫn phổ biến ở Việt Nam.

Chuyên gia thẻ ngân hàng Trần Quang Thoại tính chi phí để đầu tư máy ATM (chủ yếu phục vụ việc rút tiền) trung bình 20.000 USD (khoảng 450 triệu đồng)/máy.

Để vận hành máy, ngân hàng còn phải bỏ ra chi phí gồm bảo dưỡng, thuê mặt bằng, phí kết nối mạng, tiền điện, máy điều hòa, camera giám sát, bảo vệ, chi phí vệ sinh, nhân lực tiếp quỹ và kiểm tra máy hằng ngày...

Theo Ngân hàng Nhà nước, tính đến cuối tháng 6-2017, toàn quốc có 17.319 máy ATM. Như vậy, số tiền mà hệ thống ngân hàng đầu tư ATM lên đến khoảng 8.000 tỉ đồng.

Còn vận hành ATM, do mỗi trụ ATM có thể tốn cả trăm triệu đồng/năm nên mỗi năm cũng cần đầu tư cả nghìn tỉ đồng.

Hội thẻ ngân hàng Việt Nam cho rằng việc trả lương qua thẻ đã được áp dụng, nhưng người dân quen sử dụng tiền mặt dẫn đến nhiều hệ lụy như khiến ngân hàng mất nguồn lực lớn để đầu tư hệ thống ATM, quá tải ATM những dịp lễ, tết...

Theo ông Vũ Vinh Phú, nguyên phó giám đốc Sở Công thương Hà Nội, nền kinh tế thanh toán tiền mặt rất lãng phí. Bởi chi phí cho in, lưu thông, bảo quản tiền rất lớn.

"Ngoài ra, việc thanh toán bằng tiền mặt khiến nhiều cửa hàng không xuất hóa đơn, trốn thuế, mỗi năm Nhà nước thất thu khoản tiền không nhỏ", ông Phú nói.

Nên giảm thuế cho thanh toán bằng thẻ?

Theo ông Đặng Công Hoàn, Giám đốc phát triển sản phẩm kiêm giám đốc kinh doanh thẻ Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam(Techcombank), để thanh toán bằng thẻ ngày càng đi vào cuộc sống, các tiện ích về chấp nhận thanh toán không dùng tiền mặt cần phải được phổ cập nhiều hơn cả về số lượng và chất lượng.

Bên cạnh đó, mạng lưới các POS/mPOS phải "phủ sóng" tại các điểm bán hàng hóa, dịch vụ.

Các ngân hàng và doanh nghiệp cũng cần đẩy mạnh liên kết để thanh toán không dùng tiền mặt các dịch vụ như điện, nước, vệ sinh, phí sinh hoạt tại khu đô thị, vé tàu hay phục vụ cuộc sống hằng ngày như đi chợ, mua bán các vật phẩm thiết yếu...

Tại báo cáo thường niên giữa năm 2017, Hội thẻ ngân hàng Việt Nam cho biết mặc dù đề án thanh toán không dùng tiền mặt đã được Chính phủ phê duyệt, nhưng chính sách hỗ trợ thực sự cho phát triển thanh toán thẻ chưa cụ thể: chưa đưa ra chính sách giảm thuế cho các đơn vị chấp nhận thẻ, giảm thuế VAT cho người thanh toán thẻ, bắt buộc các doanh nghiệp bán hàng sử dụng máy POS...

Chưa có chính sách để phát triển chi tiêu công qua thẻ, cũng như chưa có chính sách đồng bộ phát triển thanh toán không dùng tiền mặt trong lĩnh vực giao thông.

Nhiều ngân hàng đã tung các giải pháp hỗ trợ, khuyến mãi để khách tăng chi tiêu qua thẻ.

Ông Đặng Công Hoàn cho biết Techcombank đang triển khai chương trình ZeroFee để hỗ trợ khách hàng giao dịch điện tử không mất phí và cho rằng việc phát triển thanh toán không dùng tiền mặt không chỉ giúp tăng hiệu quả chung của xã hội, mà còn góp phần minh bạch hóa các giao dịch trong nền kinh tế.

Mạnh mẽ thúc đẩy thanh toán hiện đại

Ông Vũ Vinh Phú đánh giá hiện nay ở Việt Nam chưa thực sự khuyến khích không dùng tiền mặt. Nếu dùng thẻ mà thu phí, người dân sẽ vẫn rút tiền để chi tiêu.

Như ở siêu thị, đa số đều có máy quẹt thẻ, nhưng tỉ lệ thanh toán bằng thẻ tại đây vẫn rất hạn chế, chỉ vài phần trăm so với tổng lượng giao dịch.

Trong khi đó, ở nước ngoài, thanh toán một món hàng nhỏ người dân cũng quen trả bằng thẻ và lấy hóa đơn. Máy tính tiền của cửa hàng, siêu thị đều được kết nối với cơ quan thuế.

Các chủ quán cho biết nếu máy tính tiền không kết nối với cơ quan thuế thì sẽ bị phạt, thu giấy đăng ký kinh doanh. Ông Phú ủng hộ phải tăng giải pháp để phát triển thanh toán không dùng tiền mặt.

Theo một chuyên gia ngành tài chính, để đưa thói quen thanh toán không dùng tiền mặt, các ngân hàng đang nỗ lực hợp tác với các hãng công nghệ như Samsung để số hóa thẻ thanh toán vào điện thoại nhằm thay thế thẻ thanh toán.

Người dân sẽ không cần mang theo tiền mặt và thẻ, giúp loại bỏ các rủi ro khi mang theo bên mình nhiều tiền mặt hay rủi ro mất thẻ, lộ thông tin. Theo vị chuyên gia trên, cần thúc đẩy hình thức thanh toán mới trên.

Ông Trần Quang Thoại đề nghị nên tính giải pháp thanh toán thông qua QR code (mã vạch ma trận, có thể được đọc bởi một máy đọc mã vạch hay smartphone) để tập dần thói quen thanh toán không dùng tiền mặt ở khu vực buôn bán, chợ truyền thống.

Cũng cần chính sách hỗ trợ từ Chính phủ để tiếp thêm nguồn lực cho các ngân hàng, thay vì để các ngân hàng tự vận động như lâu nay.

90% là thẻ ATM

Theo thống kê mới nhất của Tổng cục Thống kê, VN có hơn 90 triệu dân với 70% dân số sử dụng smartphone, 50% dân số có tiếp xúc với Internet và theo khảo sát trong Ngày mua sắm trực tuyến của Hiệp hội Thương mại điện tử VN, có đến 40% người dùng điện thoại thông minh để đặt hàng, mua sắm.

Bên cạnh đó, tại VN hiện đang có hơn 100 triệu thẻ các loại, trong đó hơn 90% là chủ thẻ ATM , còn lại là các loại thẻ thanh toán quốc tế.

Mặc dù thẻ ATM chủ yếu để rút tiền mặt nhưng số người có thẻ cao, theo các chuyên gia, là động lực để phát triển những phương thức thanh toán mới hiện đại tiện dụng.

HỒNG NHUNG

Bỏ qua nhiều lợi ích

Theo một chuyên gia ngân hàng, đa số chủ thẻ ATM chủ yếu rút tiền từ máy ATM để chi tiêu.

Trong khi đó, các chức năng của ATM như chuyển khoản, thanh toán hóa đơn tiền điện, tiền điện thoại... hoàn toàn miễn phí thì khách hàng sử dụng rất ít. Điều này vô cùng lãng phí cho xã hội.

Ngoài ra, do thói quen phải có tiền mặt nên có thể có hàng chục ngàn tỉ đồng được giữ lại, không đưa vào hệ thống ngân hàng. Chỉ tính lãi suất, người dân đã "chịu thiệt" rất lớn.

thoi quen tien mat van danh bat van hoa ca the tra tien Thụy Điển có thể đi đầu thế giới trong việc bỏ sử dụng tiền mặt

Thụy Điển được coi là nước sẽ bỏ tiền mặt đầu tiên, dự kiến vào năm 2030.

thoi quen tien mat van danh bat van hoa ca the tra tien Các siêu thị, khu mua sắm sẽ không thanh toán tiền mặt

Theo mục tiêu đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt giai đoạn 2016 - 2020 thì 100% các siêu thị, trung tâm ...

Ánh Hồng - Lê Thanh