Công ty cổ phần Du lịch Hương Giang là doanh nghiệp thuộc UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, được cổ phần hóa từ năm 2008. Năm 2015, Công ty đã thực hiện thoái vốn nhà nước cho Tập đoàn Bitexco, nhưng rộ lên dư luận đây là việc thâu tóm những khu đất vàng với giá rẻ.
Thanh tra Chính phủ sẽ thanh tra việc sắp xếp lại, cổ phần hóa, thoái vốn tại các doanh nghiệp nhà nước thuộc Bộ Công Thương. Thời kỳ thanh tra từ năm 2011 đến năm 2017.
Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) vừa có văn bản gửi Bộ Công Thương về phương án thoái vốn Nhà nước tại Petrolimex, trong đó khẳng định giữa Petrolimex và đối tác chiến lược JX Nippon Oil & Energy - JXTG (đơn vị sở hữu 8% cổ phần Petrolimex) không có ràng buộc nào liên quan đến việc thoái vốn Nhà nước.
Theo phương án được Thủ tướng chính phủ phê duyệt, vốn nhà nước sẽ giảm xuống 51% trong năm 2018 và từ 2019 sẽ thoái xuống dưới mức chi phối tùy theo tình hình tái cấu trúc các khoản tín dụng liên quan đến Nhiệt điện Vũng áng 1.
Trong đợt thoái vốn từ trên 57% còn 36% Viglacera, nếu không bán hết, Bộ Xây dựng sẽ chuyển số cổ phần “ế” sang năm 2019 để thoái hết. Mức giá 26.100 đồng, Bộ cho rằng không cao.
Trong giai đoạn 2011 - 2015, các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước đã thoái 9.835 tỷ đồng thuộc một số lĩnh vực, thu về 11.086 tỷ đồng. Trong đó thoái vốn bất động sản mang về tỷ suất sinh lời cao nhất trên 20%.
Bộ Giao thông Vận tải vừa chỉ đạo người đại diện phần vốn nhà nước tại Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines) phải xây dựng các phương án giảm tỷ lệ nắm giữ của nhà nước tại Vietnam Airlines.
Không chỉ Carlsberg đang nắm trong tay 17,3% cổ phần muốn gia tăng tỷ lệ sở hữu của mình tại Tổng công ty Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội (Habeco), mà một số đại gia nước ngoài khác cũng muốn có phần.
Nhiều doanh nghiệp Nhà nước lớn đã được cổ phần, nhưng tại thời điểm thực hiện chỉ bán ra lượng cổ phiếu rất nhỏ, chẳng hạn cổ phần hóa Vietcombank. Đến hiện nay, tình trạng bán nhỏ giọt cổ phiếu vẫn tiếp diễn.
Năm 2018, làn sóng thoái vốn Nhà nước (DNNN) sẽ tiếp tục diễn ra mạnh mẽ nhờ những chính sách kinh tế hỗ trợ và dòng vốn đầu tư vào thị trường chứng khoán.
Làn sóng M&A thứ nhất ngành chứng khoán Việt Nam sớm kết thúc và để lại kết quả không mấy khả quan, các tổ chức quốc tế lần lượt rời đi. Làn sóng M&A mới nổ ra với mô hình thâu tóm toàn bộ cổ phần, “thay tên đổi họ” với sự gia nhập của các tập đoàn Hàn Quốc và những định chế trong nước.