Thiếu quỹ đất, Đồng Nai chỉ thu hút được dự án FDI nhỏ
Theo Sở Kế hoạch và Đầu tư Đồng Nai, trong 6 tháng đầu năm 2023, Đồng Nai thu hút được 77 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) với tổng vốn hơn 623 triệu USD.
So với cùng kỳ năm trước, số vốn này tăng gấp hai lần, song hầu hết dự án nêu trên có số vốn ít, quy mô nhỏ. Nguyên nhân do quỹ đất công nghiệp cho thuê của tỉnh không còn nhiều.
Từ đầu năm đến nay, Đồng Nai chỉ thu hút được 3 dự án FDI có vốn đầu tư hơn 10 triệu USD; trong đó, lớn nhất là dự án sản xuất của Công ty TNHH Evertie Lighting Việt Nam với vốn đầu tư 27 triệu USD tại Khu công nghiệp Nhơn Trạch 6. Hiện nhà đầu tư đang hoàn thiện các thủ tục để xây dựng nhà xưởng, sớm đưa nhà máy vào hoạt động.
Việc thu thu hút FDI của Đồng Nai 6 tháng qua dù tăng nhưng có rất ít dự án cấp mới. Trong 77 dự án trên, chỉ có 33 dự án mới với số vốn gần 110 triệu USD, còn lại là dự án tăng vốn. Hầu hết dự án FDI mới do vốn ít nên thường thuê nhà xưởng để hoạt động, tập trung ở các ngành như: cơ khí, thực phẩm, năng lượng với suất đầu tư bình quân hơn 5 triệu USD/ha, số lao động bình quân trên 100 người/ha.
Ông Phạm Văn Cường - Phó trưởng Ban phụ trách Ban Quản lý Khu công nghiệp Đồng Nai, trên địa bàn tỉnh có 31 khu công nghiệp đã đi vào hoạt động, tỷ lệ lấp đầy trung bình là 86%. Diện tích đất cho thuê tại các khu công nghiệp ở Đồng Nai còn rất ít, không đáp ứng đủ nhu cầu. Thời gian qua, nhiều nhà đầu tư nước ngoài đến Đồng Nai tìm hiểu, đầu tư dự án lớn, song do tỉnh không có đủ quỹ đất cho thuê nên doanh nghiệp phải rời đi.
Hiện Đồng Nai đã được Chính phủ phê duyệt thành lập thêm 8 khu công nghiệp mới; trong đó có 2 khu công nghiệp với diện tích rất lớn (khoảng 6.600 ha) là Xuân Quế - Sông Nhạn (huyện Cẩm Mỹ) và Bàu Cạn – Tân Hiệp (huyện Long Thành). Tuy nhiên, đến nay cả 8 khu công nghiệp vẫn chưa thể triển khai, nguyên nhân do vướng đất cao su, đất rừng, điều chỉnh quy hoạch chi tiết.
Trên địa bàn Đồng Nai đang triển khai nhiều dự án giao thông trọng điểm, đặc biệt là sân bay Long Thành. Tới đây, khi sân bay Long Thành và các tuyến cao tốc hoàn thành, làn sóng FDI đầu tư vào Đồng Nai dự báo sẽ tăng mạnh.
Từ đầu năm đến nay, Đồng Nai chỉ thu hút được 3 dự án FDI có vốn đầu tư hơn 10 triệu USD; trong đó, lớn nhất là dự án sản xuất của Công ty TNHH Evertie Lighting Việt Nam với vốn đầu tư 27 triệu USD tại Khu công nghiệp Nhơn Trạch 6. Hiện nhà đầu tư đang hoàn thiện các thủ tục để xây dựng nhà xưởng, sớm đưa nhà máy vào hoạt động.
Việc thu thu hút FDI của Đồng Nai 6 tháng qua dù tăng nhưng có rất ít dự án cấp mới. Trong 77 dự án trên, chỉ có 33 dự án mới với số vốn gần 110 triệu USD, còn lại là dự án tăng vốn. Hầu hết dự án FDI mới do vốn ít nên thường thuê nhà xưởng để hoạt động, tập trung ở các ngành như: cơ khí, thực phẩm, năng lượng với suất đầu tư bình quân hơn 5 triệu USD/ha, số lao động bình quân trên 100 người/ha.
Ông Phạm Văn Cường - Phó trưởng Ban phụ trách Ban Quản lý Khu công nghiệp Đồng Nai, trên địa bàn tỉnh có 31 khu công nghiệp đã đi vào hoạt động, tỷ lệ lấp đầy trung bình là 86%. Diện tích đất cho thuê tại các khu công nghiệp ở Đồng Nai còn rất ít, không đáp ứng đủ nhu cầu. Thời gian qua, nhiều nhà đầu tư nước ngoài đến Đồng Nai tìm hiểu, đầu tư dự án lớn, song do tỉnh không có đủ quỹ đất cho thuê nên doanh nghiệp phải rời đi.
Hiện Đồng Nai đã được Chính phủ phê duyệt thành lập thêm 8 khu công nghiệp mới; trong đó có 2 khu công nghiệp với diện tích rất lớn (khoảng 6.600 ha) là Xuân Quế - Sông Nhạn (huyện Cẩm Mỹ) và Bàu Cạn – Tân Hiệp (huyện Long Thành). Tuy nhiên, đến nay cả 8 khu công nghiệp vẫn chưa thể triển khai, nguyên nhân do vướng đất cao su, đất rừng, điều chỉnh quy hoạch chi tiết.
Trên địa bàn Đồng Nai đang triển khai nhiều dự án giao thông trọng điểm, đặc biệt là sân bay Long Thành. Tới đây, khi sân bay Long Thành và các tuyến cao tốc hoàn thành, làn sóng FDI đầu tư vào Đồng Nai dự báo sẽ tăng mạnh.
Để đáp ứng nhu cầu phát triển, các cơ quan của tỉnh đang phối hợp xử lý những khó khăn, vướng mắc thuộc thẩm quyền của địa phương. Tỉnh mong muốn cơ quan Trung ương sớm vào cuộc tháo gỡ những điểm thiếu đồng nhất giữa các luật như Luật Đầu tư năm 2020, Luật Đất đai năm 2013, Luật Quản lý tài sản công và những vướng mắc về đất đai, qua đó đẩy nhanh việc xây dựng khu công nghiệp ở Đồng Nai.
Lũy kế đến nay, trên địa bàn Đồng Nai có gần 1.600 dự án FDI còn hiệu lực với tổng vốn hơn 33,8 tỷ USD.
Lũy kế đến nay, trên địa bàn Đồng Nai có gần 1.600 dự án FDI còn hiệu lực với tổng vốn hơn 33,8 tỷ USD.
Theo TTXVN
Link bài gốc
https://news.vnanet.vn/FrontEnd/PostDetail.aspx?id=6811610