|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Thị trường xuất khẩu gạo châu Á 'chỉ còn thiếu gió đông'

13:46 | 22/02/2019
Chia sẻ
Sau Tết hai tuần, thị trường xuất khẩu gạo châu Á vẫn ảm đạm vì nguồn cung từ các vụ thu hoạch mới tràn ngập trên thị trường trong khi nhu cầu chưa có dấu hiệu khởi sắc.

 


Theo Reuters, xuất khẩu gạo Thái Lan và Ấn Độ vẫn chịu áp lực trong tuần này vì thiếu nhu cầu khi sản lượng từ vụ thu hoạch được đưa vào thị trường, duy trì xu hướng chậm chạp tại các trung tâm xuất khẩu hàng đầu châu Á trong đầu năm nay.

Trong khi Việt Nam chật vật với lượng dự trữ gia tăng nhiều hơn khi Trung Quốc áp lệnh hạn chế nhập khẩu.

Giá gạo xuất khẩu Ấn Độ, Việt Nam không đổi trong tuần này

Tại quốc gia xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới, giá gạo 5% tấm không thay đổi so với tuần trước ở 380 - 385 USD/tấn vì nhu cầu từ châu Phi suy yếu.

"Trong vài tuần qua, nhu cầu xuất khẩu đã yếu. Người mua châu Phi không tích cực trên thị trường", một nhà xuất khẩu có trụ sở tại Kakinada, miền nam bang Andhra Pradesh, cho biết.

Xuất khẩu gạo của Ấn Độ trong giai đoạn tháng 4 - 12/2018 đã giảm 10,2% so với năm trước đó xuống 8,46 triệu tấn, một cơ quan chính phủ cho biết hồi đầu tuần này.

Giá gạo Việt Nam cũng đang rất cạnh tranh, một thương nhân khác cho biết.

Theo đó, giá gạo 5% tại Việt Nam duy trì ở 340 USD, với lượng thu hoạch đáng kể và hạn chế thương mại từ Trung Quốc khiến dự trữ gạo thơm trong kho tăng mạnh, đẩy giá nội địa lao dốc.

"Giá thóc trên thị trường nội địa đã giảm mạnh trong thời gian gần đây vì vụ thu hoạch lớn, dự kiến sẽ đạt mức cao nhất vào cuối tháng này", một thương nhân tại TP HCM cho hay.

Mặc dù vậy, quyết định mua 200.000 tấn gạo từ người nông dân của chính phủ đã cung cấp một nền tảng vững chắc để ngăn chặn sự giảm sâu hơn nữa về giá.

thi truong xuat khau gao chau a chi con thieu gio dong
Thị trường gạo châu Á đang có nguồn cung lớn khi sản lượng từ vụ thu hoạch mới được đưa vào thị trường, giá cả cạnh tranh nhưng thiếu duy nhất 'ngọn giá đông' là nhu cầu.

Giá gạo xuất khẩu Thái Lan tăng trở lại trong tuần này dù nhu cầu yếu

Nhà xuất khẩu gạo lớn thứ hai thế giới ghi nhận giá gạo 5% tấm tăng từ 382 - 398 USD/tần từ tuần trước lên 383 - 405 USD (theo giá FOB).

Giá tăng nhẹ là do đồng baht mạnh, trong khi nguồn cung mới đã được đưa vào thị trường, một thương nhân tại Bangkok nói.

Thái Lan tiếp tục tìm đến Philippines với hi vọng đạt được một thỏa thuận, nhưng đồng tiền nội tệ mạnh hơn USD đã cản trở hoạt động giao thương.

Đồng baht đã tăng hơn 4% trong năm nay. Điều này nghĩa là giá xuất khẩu bằng đồng USD sẽ cao hơn.

Ngoài ra, ngành gạo Thái Lan cũng đang đối mặt với nhiều thách thức cần giải quyết. Cụ thể, Thương vụ Việt Nam tại Thái Lan cho biết, các cơ sở gạo tham gia vào chương trình dự trữ gạo của chính phủ Thái Lan cũ năm 2018 sẽ bị chính quyền mới truy tố trách nhiệm.

Nguyên nhân là chất lượng cơ sở hạ tầng dự trữ gạo không tốt, ảnh hướng đến chất lượng gạo, gây thiệt hại ước tính 300 tỉ baht.

Chính phủ mới cũng được khuyến cáo cần tập trung vào nghiên cứu và đưa ra các giải pháp dài hạn đối với chính sách phát triển gạo cũng như các chương trình cam kết giá.

Còn tại Bangladesh, chính phủ quốc gia này dự tính sử dụng các giống gạo và công nghệ mới trong nỗ lực thúc đẩy sản lượng nội địa và đảm bảo an ninh lương thực, các quan chức Bộ Nông nghiệp Bangladesh cho biết.

Bangladesh, nhà sản xuất gạo lớn thứ 4 thế giới với sản lượng hàng năm đạt gần 35 triệu tấn, đã tăng khối lượng nhập khuẩ trong năm 2017 sau khi lũ lụt tàn phá mùa màng trong nước, thúc đẩy quốc gia này triển khai các biện pháp nhằm gia tăng dự trữ nội địa.

Lyly Cao

Danh mục tự doanh 11 tỷ USD của các CTCK đang phân bổ như thế nào?
Giá trị tự doanh toàn ngành chứng khoán đã vượt mức 11 tỷ USD tại cuối 2024. Đa số các công ty ghi nhận FVTPL chiếm tỷ trọng lớn nhất cơ cấu mảng tự doanh. Trong khi đó, MBS, ACB chủ yếu phân bổ tại HTM, còn Vietcap, TBCS tiếp tục ghi nhận phần lớn ở khoản AFS.