Thị trường Trái phiếu Chính phủ năm 2018 sẽ lại thuộc về phía cung
Năm 2017 là năm ghi nhận nhu cầu đầu tư với khối lượng rất lớn của các nhà đầu tư nước ngoài và các công ty bảo hiểm nhân thọ tại Việt Nam. Ảnh: THÀNH HOA |
Lợi suất trái phiếu Chính phủ đang ở mức thấp kỷ lục trong nhiều năm
Diễn biến này đã đẩy lợi suất (bond yield) của TPCP xuống mức thấp kỷ lục. Đây là kết quả của trạng thái cầu luôn lớn hơn cung. Trong khi khối lượng phát hành TPCP chỉ vào khoảng 160.000 tỉ đồng thì đã có 132.000 tỉ đồng TPCP đáo hạn trong năm 2017, và phần lớn khối lượng tiền này sẽ có nhu cầu tái đầu tư vào TPCP. Ngoài ra, năm 2017 là năm ghi nhận nhu cầu đầu tư với khối lượng rất lớn của các nhà đầu tư nước ngoài (NĐTNN) và các công ty bảo hiểm nhân thọ tại Việt Nam. Do vậy, lợi suất trái phiếu liên tục trong xu hướng giảm và phá mức thấp kỷ lục của năm 2014. Diễn biến này cho thấy ngân hàng nào càng sở hữu nhiều TPTP sẽ thu được lợi nhuận cao trong năm 2017.
Khối lượng phát hành trong năm 2018 sẽ chỉ tương đương năm 2017
Ngày 13/11/2017, Quốc hội đã chính thức thông qua dự toán ngân sách nhà nước (NSNN) và tổng mức vay nợ của NSNN trong năm 2018. Theo đó, thâm hụt NSNN và tổng mức vay nợ để bù đắp bội chi, chi trả nợ gốc lần lượt là 204.000 tỉ đồng (tương đương 3,7% GDP) và 363.000 tỉ đồng. Trong đó, bội chi của ngân sách trung ương là 195.000 tỉ đồng (tương đương 3,54% GDP). Vì vậy, nhiều khả năng khối lượng TPCP phát hành trong năm 2018 sẽ vào khoảng 195.000 tỉ đồng, cao hơn con số dự toán 183.000 tỉ đồng của năm 2017.
Với khối lượng cung về TPCP dự kiến 195.000 tỉ đồng như vậy thì nhu cầu đầu tư vào TPCP trong năm 2018 sẽ là bao nhiêu?
Thứ nhất, năm 2018 sẽ có khoảng 70.000 tỉ đồng TPCP đáo hạn, do vậy, sẽ tiếp tục tồn tại một lượng cầu hiện hữu cho số tiền này. Vì sao mà nguồn vốn TPCP đáo hạn sẽ thường có nhu cầu tái đầu tư trở lại? Nguyên nhân là do phần lớn trong số này thường được dùng để duy trì thanh khoản của các ngân hàng. Do vậy, các ngân hàng buộc phải tiếp tục đầu tư vào TPCP để nắm giữ một khối lượng nhất định tài sản có tính thanh khoản cao và gần như không có rủi ro là TPCP.
Thứ hai, trong những năm gần đây thì nhu cầu đầu tư vào TPCP của Bảo hiểm xã hội Việt Nam (BHXH) luôn duy trì vào khoảng 70.000 tỉ đồng. Như vậy, room còn lại cho toàn bộ thị trường trong năm 2018 sẽ chỉ vào khoảng 50.000 tỉ đồng. Đây được xem là mức thấp khi mà ngày càng có nhiều các quỹ đầu tư, các công ty bảo hiểm cả trong và ngoài nước đặc biệt quan tâm tới thị trường TPCP của Việt Nam.
Do đó, diễn biến của thị trường năm 2018 nhiều khả năng sẽ tiếp tục thuộc về phía cung hơn là phía cầu. Trong năm 2017, chỉ riêng Công ty Bảo hiểm nhân thọ Cathay của Đài Loan đã đầu tư khoảng 500 triệu đô la Mỹ vào TPCP Việt Nam. Vậy thì lợi suất của TPCP liệu có tiếp tục giảm trong năm 2018 hay không?
Lợi suất có thể sẽ tiếp tục duy trì ở mức thấp như diễn biến của năm 2017
Lợi suất của TPCP phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, trong đó đáng chú ý là các yếu tố như: Mức xếp hạng tín nhiệm quốc gia (ratings), diễn biến của lạm phát và sức mạnh của đồng nội tệ so với đô la Mỹ. Mức lợi suất hiện tại của TPCP đang được xem ở vùng đáy của thị trường khi so sánh tương quan các chỉ số kinh tế giữa Việt Nam và Indonesia, nước duy nhất trong khu vực ASEAN có chỉ số xếp hạng tín nhiệm quốc gia và lợi suất TPCP đều cao hơn so với Việt Nam. Ngoài ra, mức lợi suất hiện tại của TPCP đang tiệm cận với lãi suất huy động trên thị trường 1 của các ngân hàng. Do vậy, sẽ khó có cơ hội để lợi suất tiếp tục giảm trong năm 2018 như diễn biến của năm 2017.
Tuy nhiên, có hai nhân tố khiến cho lợi suất cũng khó có khả năng tăng mạnh trong năm 2018. Thứ nhất, đó là mức lạm phát mục tiêu của năm 2018 vẫn được duy trì ở mức 4%. Nếu Chính phủ kiểm soát được lạm phát trong năm 2018 như diễn biến của năm 2017 thì lợi suất TPCP sẽ khó biến động mạnh. Thứ hai, quan trọng hơn, đó là việc Bộ Tài chính sẽ cho phép BHXH tham gia đấu thầu cạnh tranh như các thành viên khác thay vì phát hành riêng lẻ kể từ năm 2018. Chúng ta đều biết rằng BHXH là cơ quan chịu sự quản lý của Bộ Tài chính. Do vậy, BHXH sẽ đóng vai trò như là một đơn vị điều tiết cung, cầu của thị trường. Như vậy, một kịch bản khả thi nhất nếu không xuất hiện các biến số vĩ mô có tính chất cực đoan thì lợi suất của TPCP sẽ tiếp tục duy trì ở mức thấp như diễn biến của năm 2017.
Giao kế hoạch đầu tư vốn trái phiếu Chính phủ năm 2017 đợt 3 hơn 5.300 tỷ cho các địa phương
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc giao kế hoạch vốn trái phiếu Chính phủ năm 2017 (đợt 3) cho Trung ương là 120 tỷ đồng, các ... |
Trái phiếu kỳ hạn 7 năm hấp dẫn các nhà đầu tư
Lượng đặt thầu cho kỳ hạn 7 năm bằng 3,9 lần giá trị gọi thầu với tỷ lệ trúng thầu là 80% tại mức lãi ... |
Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.
Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.
Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.
Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/