|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

Thị trường thế giới sẽ đi về đâu? - Phần 1: Nước Mỹ

08:36 | 16/10/2017
Chia sẻ
Với tin tức và sự kiện 24 giờ được chia sẻ ngay lập tức thông qua các trang mạng xã hội, có vẻ như thế giới đang ở trong trạng thái biến động liên tục.
thi truong the gioi se di ve dau phan 1 nuoc my

Với việc Tổng thống Trump đưa ra những tuyên bố táo bạo ở Mỹ, Triều Tiên liên tục phát đi những thông điệp về vũ khí hạt nhân và châu Âu rơi vào tình trạng không bất ổn vì Brexit, 24Option tiến hành kiểm tra cách thị trường đang biểu hiện và những gì sẽ xảy ra đối với giới thương nhân ngắn hạn và giới đầu tư dài hạn.

Chủ nghĩa ngoại lệ Mỹ

Chỉ số chứng khoán Dow Jones đã tăng đều đặn 23% kể từ khi Mỹ và thế giới thức tỉnh về Tổng thống Donald Trump. Nhiều dự đoán về thảm hoạ của thị trường và khởi đầu của sự chấm dứt đối với quyền lực kinh tế Mỹ. Tuy nhiên, có vẻ thị trường Mỹ đã trở thành một ngoại lệ đối với quy tắc này.

Ngày 17/5, tờ The New York Times đưa tin rằng ông James Comey, Giám đốc FBI, đã viết một bản ghi nhớ cáo buộc những nỗ lực của ông Trump nhằm làm chậm tiến trình điều tra liên quan đến Nga. Lần này, thị trường lao dốc, và các nhà quan sát bắt đầu đặt ra câu hỏi liệu có phải giới đầu tư đang thức tỉnh với nguy cơ ông Trump tạo ra.

Một tuần sau, chỉ số S&P 500 ghi nhận kỷ lục chốt phiên mới.

Ngày 1/6, các phương tiện truyền thông toàn cầu bình luận về quyết định rời khỏi Hiệp định biến đổi khí hậu Paris của Tổng thống Trump, gia nhập Nicaragua và Syria là những quốc gia không tham gia vào hiệp định. Báo chí đã nói về sự cô lập của Mỹ và sự suy giảm kinh tế không thể tránh khỏi vì chủ nghĩa bảo hộ trong một nền kinh tế toàn cầu đang phát triển.

Một ngày sau, chỉ số Nasdaq đánh dấu kỷ lục chốt phiên ở 5.881 điểm.

Ngày 6/9, Tổng thống Trump đã làm phật lòng Thượng viện và Hạ viện Mỹ với việc ủng hộ đảng Dân chủ, phê chuẩn đề nghị tăng trần nợ để đáp ứng nhu cầu về các quỹ khẩn cấp sau khi bão Harvey gây ra, khiến thiệt hại trị giá hàng tỷ USD ở Đông Nam Texas.

Năm ngày sau, chỉ số Dow Jones một lần nữa ghi nhận kỷ lục chốt phiên mới.

Vậy thị trường giá lên là nhờ Trump?

Hiện tại, Tổng thống Trump muốn được ghi nhận công lao cho sự thể hiện của thị trường. Tuy nhiên, điều này không phải lúc nào cũng đúng.

Khi ông Trump tuyên bố ứng cử cho chức vụ tổng thống, chỉ số S&P 500 đã tăng gần 200% kể từ năm 2009; Dow Jones tăng hơn 170%. Mặc dù tất cả những điều này dường như đã biến mất vì phát biểu của ông Trump trong ngày hôm đó khi đưa ra nhận xét tiêu cực về chính quyền ông Barack Obama.

"Chúng ta có một thị trường chứng khoán, thẳng thắn, đối với tôi đã thể hiện khá tốt, nhưng tôi vẫn không thích những gì đang diễn ra. Chúng ta có một thị trường chứng khoán đang thịnh vượng. Tuy nhiên, hãy cẩn thận với tình trạng bong bóng, vì những gì bạn đã nhìn thấy trong quá khứ có thể là một phần nhỏ so với những gì xảy ra. Vì vậy, hãy rất, rất cẩn thận", ông Trump nói vào cuối bài phát biểu của mình.

Thị trường đã giảm vài tuần sau đó, nhưng sau đó tăng trở lại. Đầu năm 2016 cũng đã chứng kiến ​​một sự sụp đổ và sau đó là một sự gia tăng khác.

Trump đã lập luận rằng sự vận hành của thị trường như một bong bóng như một phương tiện để chê trách nguyên Tổng thống Barack Obama. Ông Trump nhận định sự thể hiện hiện tại của thị trường như một dấu hiệu cho thấy nền kinh tế đang phản ứng tốt với nhiệm kỳ tổng thống của ông.

Nhưng nếu tăng thêm 15% hay 19% trong hơn 400 ngày hoạt động của thị trường là bong bóng, vậy việc tăng 43% và 37% không thể là những dấu hiệu đáng ngờ về sức khoẻ của nền kinh tế?

Thị trường sẽ đi về đâu?

Sau 8 tháng cầm quyền và tình trạng bất ổn chưa từng có ở Washington đối với 1 vị tổng thống trong năm đầu tiên năm quyền của mình, ông Trump đã thực sự có công đối với thị trường chứng khoán. Nhưng thị trường giá lên này sẽ giữ vững trong bao lâu?

Nhiều nhà phân tích chỉ ra rằng bế tắc sắp xảy ra tại Capitol Hill xung quanh chính sách chăm sóc sức khoẻ và chi tiêu hậu cơn bão Harvey và Irma như một bước ngoặt để kết thúc sự tăng trưởng của thị trường chứng khoán. Với sự đối trọi giữa Nhà Trắng và Quốc hội, chính sách thân thiện với doanh nghiệp có thể sẽ bị đẩy sang một bên, và không có bài phát biểu và tweet nào của Trump sẽ lấp đầy khoảng trống cho những chính sách thuế và quy định cần thiết.

Theo chuyên gia phân tích, các thị trường có thể sẽ phản ứng lại với thực tế rằng sự lạc quan của họ là không có cơ sở và chúng ta có thể sẽ thấy một sự trượt dốc. Liệu sự lao dốc này sẽ từ từ hay cơn bão kinh tế đã sẵn sàng với bong bong Trump vẫn chưa thể nhìn ra.

Tuy nhiên, trước đó, đã có những người ăn mừng vì sự bế tắc chính sách giữa các ngành hành pháp và lập pháp của chính phủ Mỹ, coi đó như một cơ sở giống hoàn hảo cho sự tăng trưởng của thị trường. Trước ngày bầu cử năm 2016, đó là một điều rất phổ biến khi ăn mừng việc thị trường chứng khoán được lợi bất lực và chính sách tê liệt ở Washington. Chính phủ Mỹ bị tắc nghẽn sau cuộc bầu cử năm 2012, và rất nhiều nhà quan sát đã ghi nhận điều này với ít nhất một phần của thị trường ghi nhận mức tăng 30% trong năm 2013.

Một trong những cái tên lớn nhất trong giới đầu tư toàn cầu, Warren Buffett đã nói rõ vị trí của ông trong tình trạng hiện tại của thị trường Mỹ. Gần đây, ông Buffett nói với CNBC rằng: "Chúng ta không ở trong lãnh thổ của tình trạng bong bóng hoặc bất cứ điều gì tương tự", tỷ phú Buffett nói với CNBC hôm thứ Hai.

Đối tác của 24Option là Alpesh Patel, một nhà phân tích và tác giả được trao giải đã đưa ra một cái nhìn rõ ràng: "Khi nhiều ngân hàng đầu tư từ Goldman Sachs đến BoA Merrill Lynch cung cấp ngày càng nhiều bằng chứng về thị trường cổ phiếu đang quá nóng, chúng tôi hoàn toàn chờ đợi sự sụt giảm và sẵn sàng được tham gia vào giao dịch vị thế giá xuống. Tuy nhiên, chúng tôi không nghĩ rằng những suy giảm lớn này sẽ xuất hiện trước khi kết thúc năm nay. Vì vậy, quan điểm giao dịch của chúng tôi là lạc quam một cách thận trọng.

Đây là một thị trường của thương nhân, chứ không phải của một nhà đầu tư. Thị trường không bị ảnh hưởng bởi bất kỳ vấn đề nào của ông Trump, sự tắc nghẽn của Quốc hội, bởi vì về cơ bản tổng thống không phải là câu chuyện duy nhất, mà là thu nhập của các công ty Mỹ trong một nền kinh tế toàn cầu ngày một tăng trưởng. Và ông là một nhân tố tài chính và tiền tệ tích cực, vì một doanh nghiệp hạnh phúc hơn bất kỳ ai khi các quy định được bãi bỏ, điều chúng ta chưa thấy kể từ khi Reagan.

Ông Trump đã tìm cách để huy động kinh phí từ Quốc hội cho chi tiêu lớn để xây dựng lại cơ sở hạ tầng sau thiệt hại từ những cơn bão, và đó là một sự thúc đẩy kinh tế khác cho các doanh nghiệp. Các hàng rào thuế quan của ông được coi là nhân tố thúc đẩy các công ty của Mỹ. Sự khuyến khích của ông đối với công ty Mỹ để kéo hàng nghìn tỷ USD trở lại nước Mỹ cũng là một sự thúc đẩy khác. Thị trường đơn giản nhìn nhận những khía cạnh kinh tế của ông Trump quan trọng hơn những chiêu bài chính trị".

Lyly Cao