|
 Thuật ngữ VietnamBiz

Thị trường ô tô Việt Nam đang tăng trưởng âm

07:31 | 08/12/2017
Chia sẻ
Cùng với Brunei, thị trường ô tô Việt Nam đang có tăng trưởng âm sau quý III năm 2017, báo cáo doanh số của Hiệp hội ô tô ASEAN cho hay.

Hiệp hội ô tô ASEAN (AAF) vừa công bố báo cáo doanh số tính đến hết tháng 9/2017. Báo cáo đợt này bao gồm số liệu từ 8 trên tổng số 10 quốc gia thành viên là Việt Nam, Thái Lan, Singapore, Philippines, Myanmar, Malaysia, Indonesia và Brunei. Lào và Campuchia không cung cấp dữ liệu.

Theo đó, tổng lượng xe bán ra của 8 quốc gia kể trên đạt 2.436.271 xe, đạt tăng trưởng 5,6% so với cùng kỳ năm 2016 (2.308.028 xe).

thi truong o to viet nam dang tang truong
Thị trường ô tô Việt Nam đang tăng trưởng âm.

Indonesia là quốc gia dẫn đầu về doanh số bán ô tô với 872.841 chiếc, tăng 2,7%. Xếp thứ nhì về doanh số là thị trường Thái Lan đạt 620.715 xe, tăng 11,5%.

Trong khi thị trường ô tô lớn thứ 3 khu vực ASEAN là Malaysia có dấu hiệu chững lại với doanh số 425.711 xe, tăng trưởng 1,8%. Singapore cũng bán được một lượng đáng kể với 84.829 xe, dù chỉ tăng trưởng vỏn vẹn 1%.

Thị trường Myanmar được ghi nhận có mức tăng trưởng lớn nhất trong khu vực lên tới 80% dù người dân nước này chỉ mua 5.369 xe trong 3 quý đầu năm 2017. Philippines bán được 302.869 xe, với mức tăng 15,9% xếp ở vị trí thứ 2.

Thị trường ô tô ở hai quốc gia đạt doanh số âm trong danh sách thống kê của AAF là Việt Nam và Brunei. Trong khi Brunei giảm 7% với 8.790 xe bán được thì Việt Nam giảm 4,2% với doanh số bán 184.831 xe trong 3 quý đầu năm 2017.

Kết quả này thực ra đã được dự đoán từ trước đó khá lâu, khi tâm lý người tiêu dùng chờ đợi "xe giá rẻ" vào năm 2018 với mức thuế nhập khẩu xe từ ASEAN giảm xuống 0% (áp dụng cho xe đạt tỷ lệ nội địa hóa nội khối từ 40%) đã khiến các hãng xe không bán được nhiều như các năm trước.

Minh Hạnh

[LIVE] ĐHĐCĐ Vietcombank: Dư nợ cho CBBank vay 10.000 tỷ năm 2022 đã giảm về 1.000 tỷ vào cuối quý I
Ngân hàng dự kiến sẽ trình phương án tiếp tục dùng lợi nhuận của năm 2023 để chia cổ tức. Tuy nhiên, việc chia cổ tức theo hình thức nào (cổ phiếu hay tiền mặt) cần sự phê duyệt của cơ quan có thẩm quyền.