|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

Thị trường ngoại hối hôm nay (11/4): EU gia hạn Brexit đến cuối tháng 10, euro và bảng Anh nhích nhẹ nhưng thị trường còn nhiều bất ổn

16:41 | 11/04/2019
Chia sẻ
Trên thị trường ngoại hối hôm nay, thị trường nhìn chung không có nhiều biến đổi; đồng euro và bảng Anh không có đột phá nào mặc dù Brexit vừa được gia hạn đến hết ngày 31/10.

Diễn biến thị trường ngoại hối hôm nay

Hôm nay (11/4), vào lúc 16h05 giờ Việt Nam có 4/10 cặp tiền tệ cơ bản giảm điểm và 6 cặp còn lại tăng điểm.

Thị trường ngoại hối hôm nay (11/4): EU gia hạn Brexit đến cuối tháng 10, euro và bảng Anh nhích nhẹ nhưng thị trường còn nhiều bất ổn - Ảnh 1.

Tỉ giá 10 cặp tiền tệ cơ bản (Nguồn: investing)

Trong khi đó, cặp USD/CAD tăng cao nhất với mức tăng 0,23% và cặp AUD/USD giảm nhiều nhất với mức giảm 0,18%.Mức biến động giá trong ngày của các cặp tiền tệ (Nguồn: investing)

Thị trường ngoại hối hôm nay (11/4): EU gia hạn Brexit đến cuối tháng 10, euro và bảng Anh nhích nhẹ nhưng thị trường còn nhiều bất ổn - Ảnh 2.

Mức biến động giá trong ngày của các cặp tiền tệ (Nguồn: investing)

Thị trường ngoại hối hôm nay (11/4): EU gia hạn Brexit đến cuối tháng 10, euro và bảng Anh nhích nhẹ nhưng thị trường còn nhiều bất ổn - Ảnh 3.

Đồng bảng Anh nhích nhẹ nhờ diễn biến Brexit mới nhưng thị trường chưa hết bất ổn

Tỉ giá đồng euro và bảng Anh ít thay đổi nhưng tăng nhẹ so với đồng USD trong phiên giao dịch sớm hôm nay (11/4) tại châu Âu sau khi Liên minh châu Âu (EU) đồng ý lùi ngày Anh rời khỏi khối cho đến hết 31/10.

Quyết định hoãn thời hạn Brexit về cơ bản đã khiến đồng bảng Anh rơi vào trạng thái lơ lửng do khả năng Brexit không thỏa thuận vẫn còn rất lớn và triển vọng về một chiến dịch bầu cử Nghị viện châu Âu hỗn loạn vào tháng 5 tới.

Như vậy, quyết định trên cũng không thể chấm dứt tình trạng bất ổn đang làm suy yếu tâm lí kinh doanh và tiêu dùng trên toàn thế giới trong những tuần gần đây.

Nước Anh sẽ bị buộc rời khỏi EU vào ngày 1/6 nếu nước này không tham gia vào cuộc bầu cử Nghị viện châu Âu mới.

Vào lúc 4h10 sáng ET (8h10 GMT), đồng euro đã ở mức 1,1287 USD, tăng 0,2% so với cuối phiên giao dịch hôm qua tại châu Âu. Trong khi đó, đồng bảng Anh đã ở mức 1,3096 USD, nhìn chung không thay đổi.

"Đây là điều tồi tệ nhất cho toàn thế giới", bà Helen Thomas, CEO kiêm đồng sáng lập của công ty tư vấn Blonde Money, nói.

Bà Helen cho hay, việc gia hạn Brexit chỉ loại bỏ áp lực thời gian trong việc đưa ra quyết định Anh rời khỏi EU như thế nào chứ không hoàn toàn cung cấp đủ thời gian để thông qua một cuộc tổng tuyển cử hoặc trưng cầu dân ý lần thứ hai.

"Điều này không tích cực đối với nền kinh tế Anh hoặc đối với tài sản của nước Anh trong thời gian dài", CEO công ty tư vấn trên nói.

Đồng USD không tăng so với đồng euro và bảng Anh là do động thái mới từ Fed?

Một trong những lí do khiến đồng USD không tăng giá so với bảng Anh hoặc đồng euro là do động thái mới nhất từ Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed). Fed cho hay, họ nhiều khả năng sẽ giảm lãi suất thay vì tăng.

Biên bản cuộc họp chính sách mới đây của ngân hàng trung ương Mỹ (được công bố vào hôm qua) cho biết nhiều quan chức của Fed nghĩ rằng mức lãi suất phù hợp có thể "tăng hoặc giảm".

Tuy nhiên, đồng euro cũng chịu ảnh hưởng từ những bình luận ôn hòa của Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB). Chủ tịch ECB, ông Mario Draghi, một lần nữa nhấn mạnh tại cuộc họp báo thường kì rằng ECB sẽ làm mọi cách để lạm phát trở lại mức mục tiêu đã được đề ra.

Đồng thời, ông Draghi còn ra hiệu tỉ lệ phạt tiền gửi vượt mức tại ECB là bước đi đầu tiên để cắt giảm lãi suất vào cuối năm nay.

Chỉ số USD Index - đo lường sức mạnh của đồng bạc xanh so với 6 loại tiền tệ chính khác - đã chạm mức thấp nhất trong hai tuần, nhưng nhanh chóng hồi phục nhẹ để giao dịch ở mức 96,530 vào lúc 4h10 sáng ET.

Trần Nam Thi

Quốc hội đề nghị làm rõ thu thuế sàn TMĐT, cơ sở thường trú 'ảo'  nước ngoài bằng cách nào?
Trước đề xuất thu thuế thu nhập doanh nghiệp với sàn thương mại điện tử, cơ sở thường trú 'ảo' của doanh nghiệp nước ngoài, Cơ quan thẩm tra đề nghị làm rõ tính khả thi về phương thức thu thuế và những Hiệp định pháp lý có liên quan.