|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

Thị trường ngoại hối hôm nay (10/5): Giới đầu tư phản ứng ra sao trước mức thuế quan chính quyền Trump áp lên hàng hóa Trung Quốc

17:30 | 10/05/2019
Chia sẻ
Trên thị trường ngoại hối hôm nay, đồng USD giảm liên tục trong nhiều ngày liền vì xuất hiện nhiều thông tin liên quan đến chiến tranh thương mại Mỹ - Trung, trong khi đó giới đầu tư còn chưa dám tin Mỹ sẽ chính thức áp thuế hàng hóa Trung Quốc.

Diễn biến thị trường ngoại hối hôm nay

Hôm nay (10/5), vào lúc 16h15 giờ Việt có 6/10 cặp tiền tệ cơ bản giảm điểm và 4 cặp còn lại tăng điểm.

Thị trường ngoại hối hôm nay (10/5): Giới đầu tư phản ứng ra sao trước mức thuế quan chính quyền Trump áp lên hàng hóa Trung Quốc - Ảnh 1.

Tỉ giá 10 cặp tiền tệ cơ bản (Nguồn: investing)

Trong khi đó, cặp EUR/JPY tăng cao nhất với mức tăng 0,22% và cặp USD/CAD giảm nhiều nhất với mức giảm 0,17%.

Thị trường ngoại hối hôm nay (10/5): Giới đầu tư phản ứng ra sao trước mức thuế quan chính quyền Trump áp lên hàng hóa Trung Quốc - Ảnh 2.

Mức biến động giá trong ngày của các cặp tiền tệ (Nguồn: investing)

Thị trường ngoại hối hôm nay (10/5): Giới đầu tư phản ứng ra sao trước mức thuế quan chính quyền Trump áp lên hàng hóa Trung Quốc - Ảnh 3.

Đồng USD giảm liên tục trong nhiều ngày liền vì xuất hiện nhiều thông tin liên quan đến chiến tranh thương mại Mỹ - Trung, trong khi đó giới đầu tư còn chưa dám tin Mỹ sẽ chính thức áp thuế hàng hóa Trung Quốc.

Thị trường bận tiếp thu mức thuế quan mới của chính quyền Trump

Đồng USD giảm trên diện rộng trong phiên giao dịch sớm tại châu Âu vào hôm nay do thị trường đang bận "tiêu hóa" mức thuế quan cao hơn mà Mỹ áp lên 200 tỉ USD hàng hóa Trung Quốc sau nhiều tuần đồn thổi thông tin.

Đến 12h01 hôm nay (giờ địa phương), chính quyền của Tổng thống Trump sẽ chính thức tăng thuế quan áp lên 200 tỉ USD hàng nhập khẩu từ Trung Quốc từ 10% lên 15%.

Đồng thời, ông Trump đã ra lệnh chuẩn bị áp thuế bổ sung lên 325 tỉ USD hàng hóa khác của Trung Quốc, tuy nhiên thời gian tiến hành đợt tăng thuế này vẫn chưa được thông báo rõ.

Nếu hai đợt tăng thuế này cùng có hiệu lựa, điều này đồng nghĩa với việc gần như toàn bộ hàng nhập khẩu có nguồn gốc từ Trung Quốc của Mỹ sẽ phải chịu mức thuế 25%.

Trong đêm qua, Bắc Kinh đã đe dọa sẽ trả đũa nhưng không đưa ra bất kì biện pháp chi tiết nào kể từ thời điểm ra thông báo.

Vào lúc 3h sáng ET (7h GMT), đồng USD đã giảm so với đồng CNY tại thị trường Trung Quốc lẫn nước ngoài, mặc dù tỉ giá tại thị trường nước ngoài giảm gần 1,5% so với cuối ngày 5/5 - thời điểm mà ông Trump ra hiệu các cuộc đàm phán thương mại đang sụp đổ.

Đồng USD giảm sâu so với đồng tiền có độ an toàn cao JPY

Chỉ số USD Index - đo lường sức mạnh của đồng bạc xanh so với rổ 6 loại tiền tệ chính - đã ở mức 97,21, cho thấy mức giảm 0,1% so với đồng JPY, đồng tiền có độ an toàn cao trong tuần này.

Đồng USD đã không thể tăng đáng kể so với đồng JPY vào hôm nay, kể cả khi lợi nhuận doanh nghiệp trung bình tại Nhật Bản giảm mạnh trong 4 năm vào tháng 3 vừa qua.

Hơn nữa, chi tiêu hộ gia đình tại đất nước mặt trời mọc đã giảm nhẹ so với dự đôán của nhà phân tích, nguyên nhân xuất phát từ lợi nhuận doanh nghiệp trung bình giảm.

Đồng CHF trong tuần này cũng tăng mạnh so với đồng GBP do đồng tiền của nước Anh vẫn phải chịu áp lực do thiếu tiến bộ trong các cuộc đàm phán giữa Đảng Bảo thủ của Thủ tướng Theresa May và Đảng Dân chủ đối lập nhằm đạt được sự đồng thuận chung về Brexit.

Đồng EUR cao hơn một chút ở mức 1,1230 USD, tuy nhiên không ghi nhận được số liệu đáng mức như mức tăng một phần tư phần trăm vào tuần trước.

Ở nơi khác, đồng ZAR (hay đồng rand của Nam Phi) đã tăng lên mức cao nhất trong hai tuần so với đồng USD sau khi kết quả bầu cử mới nhất giúp Quốc hội Nam Phi giành lại được quyền lực.

Tuy nhiên, chính quyền Nam Phi có thể được yêu cầu quyết liệt hơn trong việc giải quyết các vấn đề lớn như tham nhũng và thiếu kĩ năng quản lí kinh tế.

Trong khi đó, đồng TRY (đồng lira của Thổ Nhĩ Kỳ) vẫn mắc kẹt ở mức 6,1 so với đồng USD, mặc dù ngân hàng trung ương nước này đã tăng lãi suất vào hôm 9/5 để bảo vệ đồng tiền.

Trần Nam Thi