|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Thị trường ngày 24/8, giá tiêu tiếp đà tăng, neo ở mức 145.000 đồng/kg

06:00 | 24/08/2024
Chia sẻ
Giá tiêu hôm nay tiếp tục leo cao. Theo ghi nhận mới nhất trên hai sàn giao dịch, giá cao su điều chỉnh trái chiều.

Cập nhật giá tiêu

Tại thị trường trong nước

Theo khảo sát, giá tiêu hôm nay tăng thêm 1.000 - 2.000 đồng/kg. 

Cụ thể, thương lái ở Đắk Lắk và Đắk Nông đang cùng thu mua hồ tiêu với giá cao nhất là 145.000 đồng/kg sau khi tăng 1.000 đồng/kg. 

Hồ tiêu tại Gia Lai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Phước và Đồng nai đang được giao dịch chung mức 144.000 đồng/kg, tăng 1.000 - 2.000 đồng/kg tùy khu vực. 

Tỉnh/huyện (khu vực khảo sát)

Giá thu mua (Đơn vị: VNĐ/kg)

Thay đổi so với hôm qua (Đơn vị: VNĐ/kg)

Đắk Lắk

145.000

+1.000

Gia Lai

144.000

+2.000

Đắk Nông

145.000

+1.000

Bà Rịa - Vũng Tàu

144.000

+1.000

Bình Phước

144.000

+2.000

Đồng Nai

144.000

+2.000

 

Trên thị trường thế giới thế giới

Theo cập nhật từ Hiệp hội Hồ tiêu Quốc tế (IPC) vào ngày 23/8 (theo giờ địa phương), giá giao dịch tiêu đen Lampung (Indonesia) tăng 0,16%, giá thu mua tiêu đen Brazil ASTA 570 và giá tiêu đen Kuching (Malaysia) ASTA duy trì ổn định so với ngày 22/8.

Tên loại

Bảng giá tiêu đen thế giới (ĐVT: USD/tấn)

Ngày 22/8

Ngày 23/8

% thay đổi

Tiêu đen Lampung (Indonesia)

7.478

7.490

+0,16

Tiêu đen Brazil ASTA 570

6.300

6.300

0

Tiêu đen Kuching (Malaysia) ASTA

8.500

8.500

0

Cùng thời điểm khảo sát, giá thu mua tiêu trắng Muntok tăng 0,16% và giá tiêu trắng Malaysia ASTA không có thay đổi mới. 

Tên loại

Bảng giá tiêu trắng thế giới (ĐVT: USD/tấn)

Ngày 22/8

Ngày 23/8

% thay đổi

Tiêu trắng Muntok

8.804

8.818

+0,16

Tiêu trắng Malaysia ASTA

10.400

10.400

0

Còn theo số liệu của Tổng cục Hải quan Việt Nam, xuất khẩu hồ tiêu của Việt Nam tính đến hết tháng 5/2024 đạt 109.330 tấn với trị giá thu về 469 triệu USD, giảm 16,8% về lượng nhưng tăng tới 15,4% về trị giá so với cùng kỳ năm 2023.

Trong khi đó, việc Trung Quốc quay trở lại mua hàng cũng tác động mạnh lên giá tiêu. Cụ thể, trong tháng 5/2024, lượng hồ tiêu xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc đạt 3.137 tấn; tăng gấp 4,8 lần so với tháng trước và là mức cao nhất đạt được trong 11 tháng trở lại đây, báo Nông Nghiệp Việt Nam đưa tin.

Dù giá tăng cao nhưng doanh nghiệp vẫn khó thu mua nguyên liệu do người trồng tiêu kỳ vọng giá sẽ còn tăng tiếp. Nông dân các tỉnh Tây nguyên, Đông Nam bộ có thu nhập cao từ sầu riêng, cà phê nên có đủ khả năng tài chính để găm giữ hồ tiêu, thậm chí nhiều người sẵn sàng trữ đến 2 - 3 năm, không vội bán.

 

Cập nhật giá cao su

Tại Sở giao dịch hàng hóa Tokyo (TOCOM), giá cao su giao kỳ hạn tháng 9/2024 giảm 2,52% lên mức 348,7 yen/kg tại thời điểm khảo sát vào lúc 6h00 (giờ Việt Nam).

Trên Sàn giao dịch hàng hóa tương lai Thượng Hải (SHFE), giá cao su RSS3 giao kỳ hạn tháng 9/2024 tăng 0,67% ở mức 14.960 nhân dân tệ/tấn.

Thông thường, các nhà sản xuất Ấn Độ sẽ đẩy mạnh nhập khẩu cao su trước khi thị trường bước vào mùa mưa khiến việc khai thác cao su gặp khó khăn. Nhưng trong năm nay, hoạt động nhập khẩu đang gặp nhiều khó khăn do tắc nghẽn cảng biển và tình trạng thiếu container. 

Hiện một số tổ chức quốc tế đánh giá sơ bộ, sự sụt giảm sản lượng cao su nội địa tại Ấn Độ sẽ khiến tình trạng thiếu hụt nguồn cung trên toàn cầu trở nên trầm trọng hơn, giúp giá cao su giữ ở mức cao trong thời gian tới. 

Theo Hiệp hội các nhà sản xuất lốp ô tô Ấn Độ (ATMA), tháng 7/2024, tình trạng mất cân đối cung - cầu cao su tự nhiên ở Ấn Độ ngày càng gia tăng. 

Sự khan hiếm cao su tự nhiên đã ảnh hưởng đến các công ty cao su vừa và nhỏ, cũng như các nhà sản xuất lốp xe lớn. 

Do nguồn cung cao su tự nhiên khan hiếm, sản lượng tại một số nhà máy lốp cao su của các công ty thành viên ATMA giảm hơn 10% trong tháng 7. 

Sự thiếu hụt trên thị trường cao su tự nhiên đã buộc các công ty lốp xe Ấn Độ phải phân bổ lại cao su tự nhiên nhập khẩu giữa các nhà máy khác nhau để duy trì hoạt động. Việc chính phủ Ấn Độ hạn chế nhập khẩu cao su tự nhiên đã khiến các công ty lốp xe cao su gặp nhiều khó khăn.

Thanh Hạ