|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Thị trường dầu nóng trở lại do cuộc họp của OPEC bị hoãn, căng thẳng Nga - Arab Saudi leo thang

14:15 | 06/04/2020
Chia sẻ
Trong bối cảnh quan hệ Nga – Arab Saudi đang hết sức căng thẳng, cuộc họp trực tuyến giữa OPEC và các đồng minh vào thứ Hai (6/4) đã bị hoãn. Cuộc họp có thể sẽ được tổ chức vào thứ Năm tuần này (9/4).

OPEC lên kế hoạch cho cuộc họp hôm 6/4 sau khi Tổng thống Donald Trump nói rằng ông đã có cuộc trao đổi với Tổng thống Nga Vladimir Putin và hoàng tử Mohammed bin Salman và ông hi vọng hai nhà lãnh đạo này sẽ đồng ý vào một thỏa thuận chung nhằm cắt giảm khoảng 15 triệu thùng dầu/ngày.

Cuộc họp không dẫn ra đúng kế hoạch sẽ tác động lên giá dầu vào tuần sau. Tuần trước, giá dầu thô đã tăng vọt 25% vào thứ Năm (2/4) vào tăng thêm 12% hôm 4/4. Vào cuối tuần, giá dầu tăng 32%, đánh dấu tuần đầu tiên giá dầu tăng sau 5 tuần liên tiếp chứng kiến giá bị sụt giảm.

John Kilduff của công ty Again Capital cho biết: “Thị trường dầu vẫn đang rất nóng. Thứ Năm và thứ Sáu vừa qua là một tín hiệu lạc quan cho ngành dầu. Tuy nhiên, với sự căng thẳng giữa Nga và Arab Saudi, một thỏa thuận chung có vẻ vẫn rất xa vời.”

Mặc dù tuần trước đã tăng mạnh, giá dầu thô WTI vẫn giảm gần 40% so với tháng trước do nhu cầu trên thế giới sụt giảm và cuộc chiến giá giữa Nga và Arab Saudi.

Mức tăng 12% vào hôm 4/4 được bắt nguồn bởi một báo cáo của tờ Reuters, cho rằng OPEC+ đang chuẩn bị cho việc cắt giảm mức sản lượng tương đương với 10% lượng cung dầu trên toàn thế giới, và bởi ông Putin cũng đã nói rằng việc cắt giảm 10 triệu thùng/ngày hoàn toàn có thể xảy ra.

Cả Nga và Arab Saudi đều đang tìm kiếm sự hợp tác của Mỹ trong công cuộc cân bằng nguồn cung dầu trên thế giới. Các giàn khoan của Mỹ vẫn đang hoạt động mạnh với mức sản lượng đầu ra kỉ lục, trong khi thế giới đang dần cạn kiệt kho chứa dầu.

Các quan chức điều hành ngành dầu mỏ của Mỹ đã có cuộc trao đổi với ông Trump vào hôm 4/4 tại Nhà Trắng, một số nguồn tin cho rằng ông sẽ yêu cầu họ hợp tác cắt sản lượng. 

Tuy nhiên đã không có một thỏa thuận nào được đưa ra, và ông Trump cũng cho rằng các lực lượng thị trường nên quyết định giá cả. Ông nói: “Họ là các công ty lớn, họ sẽ có cách. Dầu mỏ là một thị trường tự do, nên họ sẽ tự có cách giải quyết thôi".

Tại cuộc họp hồi tháng 3, OPEC đề nghị giảm 1,5 triệu thùng/ngày nhằm ứng phó với lượng cầu sụt giảm, nhưng Nga đã từ chối lời đề nghị này. Cuộc hop kết thúc mà không một thỏa thuận nào được kí kết. Để trả đữa Nga, Arab Saudi đã giảm giá nhằm chiếm thị trường, sau đó tăng sản lượng lên mức kỉ lục 12 triệu thùng/ngày.

Thị trường dầu nóng trở lại do cuộc họp của OPEC bị hoãn, căng thẳng Nga - Arab Saudi leo thang - Ảnh 1.

Nguồn: CNBC.

Quan hệ Nga – Arab Saudi đã căng thẳng từ đó. Trong một bình luận vào hôm 31/3, ông Putin cho hay dầu mất giá là do Arab Saudi đột ngột rút khỏi thỏa thuận OPEC+, cùng với việc tăng sản lượng đã khiến cho ảnh hưởng từ virus corona lên nền kinh tế ngành càng trầm trọng.

Hôm 5/4, Bộ trưởng Ngoại giao Arab Saudi, ông Faisal bin Farhan đã đáp trả vì cho rằng các bình luận của ông Putin là không đúng sự thật. Bộ trưởng Năng lượng nước này, ông Abdulaziz bin Salman, cũng tuyên bố rằng những bình luận của Bộ trưởng năng lượng Nga (Alexander Alexanderakak) là sai lệch, không đúng với thực tế. 

Ông cũng tuyên bố rằng động thái này của Nga là nhằm đẩy Arab Saudi vào cuộc chiến song phương với ngành dầu đá phiến Mỹ, là ngành có rất nhiều vốn đầu tư đến từ Arab Saudi.

Helima Croft, trưởng bộ phận nghiên cứu hàng hóa toàn cầu tại RBC cho biết: “Hiện nay có 2 vấn đề. Sau lời tuyên bố của ông Trump, người ta lại càng không tin vào một thỏa thuận cắt giảm sản lượng. Có vẻ như mối quan hệ ngoại giao giữa Nga và Arab Saudi đang rạn nứt. Quan chức Arab Saudi rất phẫn nộ vì bị Nga buộc tội gây chiến với ngành đá phiến Mỹ".

Ngành dầu mỏ Mỹ đang bị chia rẽ bởi việc nên cắt sản lượng nhắn ổn định giá cả hay không.

Ngành dầu khí Mỹ phản đối việc cắt sản lượng vì cho rằng hành động này sẽ gây nguy hại cho các ngành công nghiệp của họ.

Tuy nhiên, ông Sitton, một thành viên của Ủy ban đường sắt tiểu bang Texas đã nói rằng họ sẽ xem xét tham gia thỏa thuận cát sản lượng. OPEC cũng đã mời đại diện của bang Texas đến tham dự cuộc họp vào tháng 6. Ông Sitton thông tin rằng ông đã có cuộc thảo luận với bộ trưởng năng lượng Nga Alexander Novak về vấn đề này.

Các bang sản xuất dầu như Texas có thẩm quyền quản lí sản lượng mặc dù chính phủ liên bang không thể quản lí sản lượng và việc các công ty hoạt động cầu kết là vi phạm luật chống độc quyền. Lần gần nhất là Texas hạn chế sản lượng là năm 1970. Bang này đã lên kế hoạch cho một cuộc họp vào ngày 14/4.

Tố Tố

Margin tiếp tục lập đỉnh mới, thêm hai CTCK có dư nợ vượt 20.000 tỷ đồng
Dư nợ magin ngành chứng khoán lập đỉnh mới trong 2024. Riêng Top 10 công ty chứng khoán lớn nhất ghi nhận đến 9 đơn vị vượt đỉnh cho vay trong quý cuối năm. TCBS, SSI và HSC đang là ba đơn vị đang dẫn đầu về cho vay margin.