|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Thị trường chứng quyền (27 - 31/7): Áp lực bán tháo tiếp diễn, khối ngoại trở lại mua ròng

06:59 | 03/08/2020
Chia sẻ
Thị trường chứng quyền tuần 27 - 31/7 tiếp tục chịu áp lực bán tháo trước những diễn biến phức tạp của dịch Covid-19. Dù vậy, điểm tích cực xuất hiện khi khối ngoại quay trở lại mua ròng sau nhiều tuần bán ròng liên tiếp.
Thị trường chứng quyền - Ảnh 1.

Chứng quyền PNJ diễn biến trái chiều khi mã CPNJ2002 lao dốc mất trên một nửa giá trị trong khi mã CPNJ2003 ngược dòng tăng hơn 17%. Ảnh minh họa: Sơn Tùng.

Thị trường chứng quyền lao dốc trong tuần 27 - 31/7

Tuần giao dịch 27 - 31/7, thị trường chứng quyền chứng kiến sự bán tháo trước tâm lí lo ngại của giới đầu tư về tình hình dịch Covid-19 tại Việt Nam cũng như trên thế giới.

Theo dữ liệu thống kê từ hãng tin Nikkei Asian Review, có 126 quốc gia tương đương 70% quốc gia trên thế giới có số ca nhiễm mới tăng cao trong tuần qua. Trong khi đó, thông tin GDP của Mỹ giảm 32,9% trong quí II/2020, mức giảm sâu nhất trong lịch sử nước này, cũng tác động tiêu cực lên thị trường chứng khoán toàn cầu.

Đà bán tháo diễn ra khiến hầu hết chứng quyền đều lao dốc. Toàn thị trường ghi nhận 63 mã giảm giá so với chỉ 7 mã tăng giá, trong đó có 29 mã giảm trên 30%; đà giảm sâu nhất tập trung tại các chứng quyền ngân hàng, bán lẻ và hàng không.

Thị trường chứng quyền - Ảnh 2.

Top20 chứng quyền giảm giá sâu nhất trong tuần 27 - 31/7. Nguồn: HOSE.

Đáng chú ý nhất, chứng quyền CMBB2002 do Chứng khoán SSI phát hành sụt giảm trên 81% giá trị, từ 160 đồng/cw xuống chỉ còn 30 đồng/cw. Sự lao dốc của chứng quyền này một phần chịu tác động từ xu hướng tiêu cực của cổ phiếu MBB, mặc khác cũng chịu áp lực bán tháo khi gần ngày đáo hạn (ngày 10/8).

Một chứng quyền khác của SSI sắp đáo hạn là CFPT2004 cũng chứng kiến mức giảm 37,6% từ 4.760 đồng/cw xuống còn 2.970 đồng/cw. Trong tuần qua, cổ phiếu FPT giảm 3,05% từ 45.900 đồng/cp xuống 44.500 đồng/cp.

Nhóm chứng quyền PNJ diễn ra sự phân hóa mạnh mẽ khi mã CPNJ2002 giảm gần 52% từ 1.120 đồng/cw xuống 540 đồng/cw, chứng quyền CPNJ2004 và CPNJ2005 giảm trên 40%; trong khi đó chứng quyền CPNJ2003 ngược dòng tăng hơn 17%.

Nhóm chứng quyền bán lẻ, hàng không, hàng tiêu dùng chịu ảnh hưởng tâm lí đáng kể trước những thông tin về dịch bệnh. Theo đó, chứng quyền CVRE2001 giảm 50% xuống còn 60 đồng/cw; các chứng quyền CVJC2002, CVRE2005, CMWG2007, CVNM2006, CPNJ2004 giảm trên 40%.

Chứng quyền ROS cũng lao dốc khi cổ phiếu cơ sở này liên tục dò đáy mới. Cụ thể, trong tuần qua cổ phiếu ROS giảm 13,6% xuống 2.090 đồng/cp, mức thấp nhất trong lịch sử giao dịch của cổ phiếu này. Theo đó, chứng quyền CROS2002 giảm 50% xuống 130 đồng/cp.

7 mã chứng quyền ngược dòng tăng giá

Trong bối cảnh toàn thị trường chung chịu áp lực bán tháo trước thông tin kém tích cực, một số chứng quyền vẫn ngược dòng giữ được sắc xanh, dù vậy biên độ tăng giá cũng thu hẹp đáng kể so với các tuần trước đó.

Thị trường chứng quyền - Ảnh 3.

7 mã chứng quyền ngược dòng thị trường tăng giá trong tuần qua. Nguồn: HOSE.

Đơn cử, chứng quyền CPNJ2003 dẫn đầu đà tăng với hiệu suất 17,4% từ 230 đồng/cw lên 270 đồng/cw. Sự khởi sắc của chứng quyền phần lớn nhờ phiên thứ Sáu với mức tăng giá tới 125% từ 120 đồng/cw lên 270 đồng/cw.

Nhóm chứng quyền NVL ghi nhận xu hướng tích cực khi cổ phiếu này liên tục bứt phá bất chấp thị trường chung lao dốc. Trong tuần qua, cổ phiếu NVL tăng 3,5% từ 62.900 đồng/cp lên 65.100 đồng/cp; theo đó hai chứng quyền CNVL2001 và CNVL2002 cũng tăng lần lượt 5% và 6,4%.

Nhóm chứng quyền VHM cũng giao dịch khởi sắc cùng sự phục hồi tích cực của cổ phiếu VHM trong tuần qua. Chứng quyền CVHM2003 sau khi tạo đáy 880 đồng/cp vào phiên thứ Hai đã quay đầu hồi phục mạnh, tính chung cả tuần mã này tăng 8,5% lên 1.280 đồng/cp. Chứng quyền CVHM2002 cũng hồi phục 3,6% từ 8.610 đồng/cw lên 8.920 đồng/cw.

Ngoài ra, hai mã còn lại thuộc nhóm chứng quyền tăng giá trong tuần qua gồm CTCB2003 và CHPG2005 ghi nhận hiệu suất lần lượt 3,1% và 0,6%.

Khối ngoại bất ngờ quay lại mua ròng

Khác với diễn biến trong tuần trước, khối ngoại bất ngờ mua ròng trở lại trên thị trường chứng quyền bất chấp việc bán tháo của nhà đầu tư nội.

Cụ thể, xét về khối lượng giao dịch, nhà đầu tư nước ngoài mua vào 4 triệu đơn vị và bán ra 5,8 triệu đơn vị, đóng góp trên 10% thanh khoản thị trường. Trong khi xét về giá trị giao dịch, khối ngoại mua vào 3,62 tỉ đồng và bán ra 3,58 tỉ đồng, theo đó quay trở lại mua ròng với giá trị đạt 40 triệu đồng.

Thị trường chứng quyền (27 - 31/7): Áp lực bán tháo tiếp diễn, khối ngoại trở lại mua ròng - Ảnh 4.

Khối ngoại quay lại mua ròng trên thị trường chứng quyền trong tuần 27 - 31/7. Nguồn: HOSE.

Sơn Tùng

Margin tiếp tục lập đỉnh mới, thêm hai CTCK có dư nợ vượt 20.000 tỷ đồng
Dư nợ magin ngành chứng khoán lập đỉnh mới trong 2024. Riêng Top 10 công ty chứng khoán lớn nhất ghi nhận đến 9 đơn vị vượt đỉnh cho vay trong quý cuối năm. TCBS, SSI và HSC đang là ba đơn vị đang dẫn đầu về cho vay margin.