Thị trường chứng khoán (27/7): Lực cầu nâng đỡ kéo VN-Index tăng gần 6 điểm, cổ phiếu thép vẫn đóng cửa trong sắc đỏ
Đóng cửa, VN-Index tăng 5,97 điểm (0,5%) lên 1.191,04 điểm, HNX-Index tăng 1,64 điểm (0,58%) đạt 284,52 điểm, UPCoM-Index tăng 0,46 điểm (0,52%) lên 88,87 điểm.
Thị trường lấy lại tín hiệu tích cực hơn sau 14h với nhóm dẫn dắt vẫn bao gồm các cổ phiếu trọng số lớn trong rổ VN30. Đối trọng lại ở chiều giảm cổ phiếu HPG, MWG, MBB cũng thu hẹp điều chỉnh giúp giảm bớt áp lực cho thị trường.
Theo quan sát, cổ phiếu ngân hàng, bất động sản lấy lại phong độ từ đó lan rộng sắc xanh sang hầu hết các nhóm ngành. Trong khi đó, nhóm thép vẫn là lực cản của thị trường, lấy đi gần 0,7 điểm của VN-Index.
Độ rộng thị trường nghiêng về bên mua với 486 mã tăng, 377 mã giảm và 222 mã tham chiếu. Mặc dù thanh khoản có phần cải thiện trong phiên chiều, nhìn chung dòng tiền vẫn chưa sẵn sàng nhập cuộc. Cụ thể, khối lượng mua/bán khoảng 522,3 triệu đơn vị, tương đương giá trị giao dịch trên 11.500 tỷ đồng. Trong đó, thanh khoản sàn HOSE đạt gần 10.024 tỷ đồng, tăng gần 580 tỷ đồng so với phiên hôm qua.
Nhóm VN30 giao dịch khởi sắc là động lực tăng chính của thị trường. Kết phiên, cổ phiếu VN30 ghi nhận 18 mã tăng giá, 7 mã giảm giá và 5 mã đứng giá tham chiếu. Sự tăng giá của VCB, CTG, BVH tác động tích cực nhất đến đà tăng của chỉ số.
Tính đến 14h00, VN-Index tăng 1,65 điểm (0,14%) lên 1.186,72 điểm, VN30-Index giảm 1,82 điểm (0,15%) còn 1.216,67 điểm.
Thị trường vẫn tiếp tục giao dịch phân hóa với diễn biến đi ngang và rung lắc trong biên nhỏ. Các cổ phiếu đan xen tăng giảm, phân hóa và luân chuyển rất nhanh thậm nên rất khó để theo kịp.
Mặc dù thanh khoản có sự cải thiện so với phiên trước nhưng nhà đầu tư vẫn đang chờ đợi thị trường tạo được nền giá đi ngang sau đó có 1 phiên bứt nền bùng nổ cả về giá và khối lượng, khi đó mới đủ điều kiện để có 1 xu hướng hồi phục vững chắc hơn.
Tạm dừng phiên sáng, VN-Index giảm 1,95 điểm (0,16%) về 1.183,12 điểm, HNX-Index giảm 1,4 điểm (0,49%) còn 281,48 điểm, UPCoM-Index giảm 0,03 điểm (0,03%) còn 88,38 điểm.
Toàn thị trường ghi nhận 275 mã tăng giá, 493 mã giảm giá và 176 mã đứng giá tham chiếu, cho thấy phe bán tiếp tục chiếm ưu thế. Thanh khoản của thị trường đạt gần 274,7 triệu đơn vị, tương ứng giá trị gần 5.923 tỷ đồng. Trong đó, giao dịch khớp lệnh trên HOSE tăng 12,8% so với phiên trước lên 4.309 tỷ đồng.
Cổ phiếu ngân hàng và những mã vốn hóa lớn như VIC, VNM là động lực chính giúp VN-Index không giảm sâu trong phiên giao dịch sáng nay. Trong khi đó, giao dịch kém khởi sắc của HPG, MSN, GAS là nguyên nhân chính khiến VN-Index chìm trong sắc đỏ.
Cổ phiếu nhóm chứng khoán giao dịch phân hóa với BSI tăng kịch trần lên 27.400 đồng/cp, bên cạnh đó, DSC, MBS, VDS, AGR, CTS, HCM, ART, FTS, VCI,... tăng trên 1,5%. Ở chiều ngược lại thì EVS, HAC, BMS, ORS, SSI, BVS, VND, VUA giảm giá, APG, HBS, IVS, SBS, SHS, TCI, WSS lình xình quanh mốc tham chiếu.
Tính đến 11h00, VN-Index giảm 0,29 điểm (0,02%) về 1.184,78 điểm, VN30-Index giảm 2,42 điểm (0,19%) xuống 1.216,17 điểm.
Chuyển động của nhóm ngân hàng, xây dựng & vật liệu đóng vai trò nâng đỡ thị trường. Lực cầu nỗ lực kéo VN-Index về gần vùng tham chiếu.
Tính đến 9h50, VN-Index giảm 4,07 điểm (0,34%) còn 1.181 điểm, HNX-Index giảm 1,41 điểm (0,5%) về 281,46 điểm, UPCoM-Index giảm 0,11 điểm (0,12%) về 88,3 điểm.
VN-Index phiên hôm qua tiếp tục là 1 phiên giảm điểm với thanh khoản còn thấp hơn cả phiên đầu tuần và đang nằm ngay trên đường hỗ trợ MA20 ngày. Việc mở cửa thị trường trong sắc đỏ với lực cung chiếm ưu thế đầu phiên sáng nay cho thấy việc chỉ số trở lại lấp gap ở vùng 1.178 điểm là gần như chắc chắn.
Tuy nhiên việc lấp gap xong thì diễn biễn tiếp theo sẽ ra sao khi mà dòng tiền vẫn cực kì yếu - có lẽ vẫn đang chờ đợi các thông tin mới nhất về lãi suất từ Fed. Lực cầu của thị trường hiện tại phần lớn đều tập trung vào một vài nhóm ngành, khi xuất hiện các nhịp hồi phục nhẹ trong phiên thì các nhóm này đều có xu hướng xanh lại trước như chứng khoán, xây dựng,
Tại thị trường thế giới, chứng khoán Mỹ ngày 26/7 đồng loạt đi xuống sau khi Walmart hạ dự báo lợi nhuận, khiến nhà đầu tư lo ngại về khả năng chi tiêu của người dân Mỹ và nguy cơ suy thoái kinh tế.
Chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones mất 228,5 điểm, tương đương 0,71%, và kết phiên ở 31.761,54 điểm. Chỉ số S&P 500 giảm 1,15% còn 3.921 điểm. Chỉ số thiên về công nghệ Nasdaq Composite tụt lại phía sau khi mất tới 1,87%, đóng cửa ở 11.562,57 điểm.