|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Dòng tiền thông minh 27/7: NĐT cá nhân đảo chiều mua ròng hơn 170 tỷ đồng, tập trung gom cổ phiếu hóa chất

07:00 | 27/07/2022
Chia sẻ
Trong phiên VN-Index gần như đóng cửa ở mốc thấp nhất, NĐT cá nhân đảo chiều mua ròng sau 3 phiên rút vốn liên tiếp. Cụ thể, họ mua ròng 172,6 tỷ đồng, tuy nhiên họ bán ròng khớp lệnh là 172,1 tỷ đồng.

Tiếp nối động thái hồi phục nhẹ cuối phiên trước, thị trường bước vào phiên mới với sắc xanh và khá sôi động. Tuy nhiên, nhịp tăng không được duy trì lâu và lùi bước từ vùng gần 1.195 điểm của VN-Index.

Diễn biến suy yếu này càng gia tăng trong phiên chiều và khiến VN-Index đóng cửa giảm 3,43 điểm, tương đương 0,29% và dừng tại 1.185,07 điểm. Thanh khoản giảm so với phiên trước với 388,3 triệu cổ phiếu được khớp lệnh trên sàn HOSE.

Nhóm VN30 cũng rơi vào vùng giá đỏ vào giai đoạn cuối phiên và giảm 0,34% khi kết phiên. Trong nhóm, có 19 mã chìm trong sắc đỏ, bao gồm BVH (-1,8%), VIC (-1,8%), TPB (-1,5%), VNM (-1,2%), HPG (-1,1%)... Ở chiều ngược lại, có 8 mã giữ được sắc xanh, điển hình như KDH (+2,1%), SAB (+1,6%), VCB (+1,4%), MSN (+1,3%), FPT (+0,4%)…

Với diễn biến hồi phục bất thành của thị trường chung, số lượng cổ phiếu giảm giá chiếm ưu thế trên toàn thị trường. Nhìn chung nhóm thép, lâm nghiệp, chứng khoán… là những nhóm có ghi nhận diễn biến tiêu cực.

Ở chiều ngược lại, cổ phiếu ngành xây dựng, đặc biệt là xây dựng hạ tầng vẫn giữ được diễn biến khá tích cực. Bên cạnh đó, dòng vận tải kho bãi, dược phẩm, dầu khí cũng giữ được sắc xanh. 

 Nguồn: Thu Thảo tổng hợp.

Tự doanh mua bán gần như cân bằng phiên VN-Index tăng điểm bất thành

Trong phiên giao dịch vừa qua, bộ phận tự doanh công ty chứng khoán mua bán gần như cân bằng khi VN-Index tăng điểm bất thành. Cụ thể, họ mua ròng vỏn vẹn 1,4 tỷ đồng tính riêng khớp lệnh họ gom ròng 144,6 tỷ đồng.

Tính riêng giao dịch khớp lệnh, tự doanh mua ròng 13/18 ngành với hai nhóm mua ròng mạnh nhất là ngân hàng, bất động sản. Top mua ròng khớp lệnh của tự doanh phiên ngày hôm qua gồm VIC, TCB, FUEVFVND, VPB, VNM, SAB, ACB, STB, VHM, TDM.

Bên phía bán ra, tự doanh chủ yếu bán ròng cổ phiếu ngành tài nguyên cơ bản. Top cổ phiếu bị bán ròng gồm SSI, SZC, HPG, NKG, EVF, HSG, FUESSVFL, E1VFVN30, FUEVN100, PVD.

Nguồn: Thu Thảo tổng hợp. 

Tổ chức nội bán ròng hơn 230 tỷ đồng

Giao dịch cùng chiều tự doanh, NĐT tổ chức trong nước duy trì bán ròng 231,1 tỷ đồng, tính riêng khớp lệnh thì họ rút ròng 27,8 tỷ đồng.

Tính riêng giao dịch khớp lệnh, tổ chức trong nước bán ròng 10/18 ngành với giá trị lớn nhất là nhóm bất động sản. Top bán ròng có VIC, TCB, REE, VHM, GEX, NKG, PNJ, VND, DXG, FPT.

Trong khi đó, dòng tiền của NĐT tổ chức trong nước chủ yếu tìm đến cổ phiếu của các nhà băng. Top mua ròng có VPB, VNM, BVH, VIB, VCB, BID, ACB, SAB, MWG, FRT.

Dòng tiền cá nhân trở lại mua ròng

Trong phiên VN-Index gần như đóng cửa ở mốc thấp nhất, NĐT cá nhân đảo chiều mua ròng sau 3 phiên rút vốn liên tiếp. Cụ thể, họ mua ròng 172,6 tỷ đồng, tuy nhiên họ bán ròng khớp lệnh là 172,1 tỷ đồng.

Tính riêng giao dịch khớp lệnh, cá nhân trong nước mua ròng 8/18 ngành, trong đó họ tập trung gom cổ phiếu ngành hóa chất. Top mua ròng của NĐT cá nhân tập trung tại các mã: DGC, REE, NKG, GAS, GEX, HCM, VCI, TCB, TCM, VND.

Phía bán ròng khớp lệnh, NĐT cá nhân bán ròng 10/18 ngành còn lại với áp lực rút vốn chủ yếu là nhóm ngân hàng, thực phẩm và đồ uống. Top bán ròng có VCB, MWG, VPB, SAB, KDH, LPB, FPT, ACB, CTG.

Nguồn: Thu Thảo tổng hợp. 

Khối ngoại chuyển hướng bán ròng nhẹ sau 5 phiên xuống tiền nâng đỡ thị trường

Về phía NĐT nước ngoài, họ có phiên mua ròng thứ 5 liên tiếp. Khối ngoại gom ròng 55 tỷ đồng, tính riêng giao dịch khớp lệnh thì họ mua ròng 55,3 tỷ đồng.

Mua ròng khớp lệnh chính của khối ngoại là nhóm ngân hàng, bán lẻ. Top mua ròng khớp lệnh của nước ngoài gồm các mã: VCB, MWG, SSI, LPB, KDH, FPT, MSN, SAB, CTG, VIC.

Tại phía bán ròng khớp lệnh, NĐT ngoại chưa ngừng rút vốn khỏi nhóm hóa chất. Top bán ròng khớp lệnh của nước ngoài gồm các mã: DGC, VNM, GAS, VCI, HCM, FUEVFVND, TCM, SZC, TPB.

Thu Thảo

Đại biểu đề nghị lùi thời gian tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với bia, rượu thêm một năm
Đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Cường cho rằng nên ban hành Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt vào năm tới nhưng thời gian áp dụng thì lùi lại một năm để cả người tiêu dùng và doanh nghiệp có thời gian chuyển đổi hành vi, chuyển đổi sản xuất.