|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Thị trường chứng khoán (26/12): Áp lực bán đổ bộ, VN-Index rơi hơn 35 điểm về mốc 985

14:47 | 26/12/2022
Chia sẻ
Áp lực bán kéo dài tới cuối phiên sáng khiên VN-Index giảm hơn 13 điểm. Nỗ lực đi ngược xu hướng của nhóm dầu khí cũng hạ nhiệt dần với PVD, PVS, OIL, GAS, PVB thu hẹp sắc xanh, BSR, PVO, PVC, TDG đứng giá tham chiếu trong khi PLX, PVT điều chỉnh giảm.

Diễn biến các chỉ số thị trường. Nguồn: Thu Hà tổng hợp.

Kết phiên, VN-Index giảm 35,13 điểm (3,44%) về 985,21 điểm, HNX-Index giảm 6,8 điểm (3,31%) về 198,5 điểm, UPCoM-Index giảm 1,31 điểm (1,84%) còn 69,71 điểm.

 

Về cuối phiên chiều, lực bán gia tăng mạnh tại nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn khiến thị trường lao dốc mạnh và VN-Index đánh mất mốc 1.000 điểm để kết phiên rơi về vùng 985 điểm. 

Độ rộng thị trường ghi nhận 700 mã giảm, trong đó có tới 156 mã nằm sàn, áp đảo so với 185 mã tăng và và 111 mã tham chiếu. Trong rổ VN30 có tới 8 mã giảm hết biên độ là HPG, SSI, STB, PDR, TCB, GVR, MWG, NVL. Chiều tăng điểm có duy nhất cổ phiếu GAS giữ được sắc xanh với tỷ lệ tăng là 1,1%.

Khối lượng giao dịch đạt 768,9 triệu đơn vị (11.935 tỷ đồng). Trong đó, giao dịch khớp lệnh trên HOSE đạt 8.489 tỷ đồng. Theo quan sát, lực cầu tăng nhanh hơn trong những phút cuối phiên chiều khi VN-Index rơi khỏi vùng 1.000 điểm, tuy nhiên dòng tiền không đủ mạnh để níu lại đà giảm của chỉ số chính.

Thống kê thanh khoản và diễn biến của VN-Index. Nguồn: Thu Hà tổng hợp.

Tính đến 14h00, VN-Index giảm 18,95 điểm (1,86%) về 1.001,39 điểm, VN30-Index giảm 26,22 điểm (2,54%) còn 1.007,91 điểm.

Thị trường đầu phiên chiều giảm 13 điểm với thanh khoản nhỏ, độ rộng thị trường nghiêng hẳn về các mã giảm. Tuy nhiên chỉ số tiếp tục nới rộng đà giảm và tiến sát đường MA50 ngày.

Tạm dừng phiên sáng, VN-Index giảm 13,46 điểm (1,32%) xuống 1.006,88 điểm, HNX-Index giảm 3,56 điểm (1,73%) về 201,74 điểm, UPCoM-Index tăng 0,08 điểm (0,11%) lên 71,09 điểm.

 Diễn biến các chỉ số thị trường kết phiên sáng ngày 26/12. (Nguồn: VNDirect ) 

Áp lực bán kéo dài tới cuối phiên sáng khiên VN-Index giảm hơn 13 điểm. Nỗ lực đi ngược xu hướng của nhóm dầu khí cũng hạ nhiệt dần với PVD, PVS, OIL, GAS, PVB thu hẹp sắc xanh, BSR, PVO, PVC, TDG đứng giá tham chiếu trong khi PLX, PVT điều chỉnh giảm.

Nhóm VN30 để mất tới hơn 20 điểm khi ghi nhận tới 25 mã giảm và chỉ còn 4 mã giữ được sắc xanh. Trong đó, GAS tăng tốt nhất là 2,6%, tiếp theo là VCB tăng 1,5%, bộ đôi VNM và SAB tăng trên dưới 0,5%. Trái lại, trong top cổ phiếu giảm mạnh, dẫn đầu vẫn là những đại diện trong nhóm bất động sản như NVL, PDR, VIC, ... 

Cổ phiếu VCB của Vietcombank là một trong các trụ đỡ tích cực nhất thị trường phiên sáng nay. (Ảnh: Thu Thảo).

Dòng tiền phiên sáng khá ảm đạm với thanh khoản tiếp tục hụt hơi. Tổng giá trị giao dịch toàn thị trường cả phiên sáng đạt hơn 4.044 tỷ đồng, tương đương 255,8 triệu đơn vị cổ phiếu được mua bán, chuyển nhượng. Tính riêng trên HOSE giá trị giao dịch khớp lệnh chưa đến 3.000 tỷ đồng.

Với diễn biến hiện tại khi thanh khoản đã xuống mức thấp, VN-Index sẽ rung lắc cũng như có thể có sự phân hóa rõ nét hơn giữa các nhóm ngành để tìm điểm cân bằng trước khi quay trở lại xu hướng tăng điểm mới. 

Tính đến 11h00, VN-Index giảm 9,35 điểm (0,92%) về 1.010,99 điểm, VN30-Index giảm 15,25 điểm (1,47%) xuống 1.018,88 điểm.

Thị trường chứng khoán phiên sáng nới rộng đà giảm đến giữa phiên sáng. Chỉ số chính chủ yếu được giữ nhịp để không giảm quá sâu nhờ sắc xanh của VCB, GAS, BCM, VNM trong khi độ rộng sàn HOSE nghiêng hoàn toàn về bên bán với số mã giảm gấp hơn 4 lần số mã tăng, thậm chí một số mã giảm kịch sàn.

Thanh khoản phiên sáng nay tiếp tục sụt giảm nhẹ và tâm lý giao dịch cũng khá ảm đạm khi đa số các nhóm ngành đều gặp áp lực bán vào cuối phiên sáng. 

Tính đến giảm 4,87 điểm (0,48%) về 1.015,47 điểm, HNX-Index giảm 0,69 điểm (0,33%) về 204,62 điểm, UPCoM-Index tăng 0,31 điểm (0,44%) lên 71,33 điểm.

VN-Index mở cửa quanh tham chiếu nhưng lực bán dần chiếm ưu thế trên bảng điện khiến chỉ số đang điều chỉnh về vùng 1.015 điểm.

Diễn biến theo nhóm ngành, hai nhóm vốn hóa lớn nhất thị trường là tác nhân chính gây giảm điểm lên chỉ số. Bên cạnh đó, cổ phiếu công ty chứng khoán, thép, bán lẻ, hóa chất, sản xuất thực phẩm, ... cũng chịu áp lực điều chính từ đầu phiên.

Ngược dòng, nhóm dầu khí thu hút dòng tiền với loạt mã tăng điểm có thể kể đến như PVC (+3,1%), OIL (2,6%), PVD (+2,5%), PVS (+1,8%), PVB (+1,7%), GAS (+1,5%), BSR (0,7%), TDG (+0,6%), ... Một số cổ phiếu ngành xây dựng, đầu tư công cũng giao dịch khởi sắc như G36 (+5,1%), VCG (+1,9%), FCN (+1,5%), HBC (+1,4%), ...

Tại thị trường quốc tế, các chỉ số trên thị trường chứng khoán Mỹ cùng đi lên trong phiên thứ Sáu 23/12 nhưng S&P 500 và Nasdaq Composite vẫn thấp hơn so với mức đầu tuần. Tâm lý nhà đầu tư chịu ảnh hưởng của nguy cơ suy thoái kinh tế trong năm 2023.

Chỉ số S&P 500 tăng 0,59% lên gần 3.845 điểm, Nasdaq Composite thêm 0,21% và kết phiên gần 10.498 điểm. Chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones tăng 176 điểm, tương ứng 0,53%, và dừng ở sát 33.204 điểm.

Thu Thảo

Nhận định thị trường chứng khoán 30/9: Kiểm tra dòng tiền hỗ trợ tại vùng 1.285 điểm
Theo dự báo của công ty chứng khoán, với tín hiệu nến thận trọng hiện tại, có khả năng diễn biến của thị trường sẽ tạm thời chậm lại và có động thái điều chỉnh trong phiên giao dịch tiếp theo để kiểm tra dòng tiền hỗ trợ tại vùng 1.285 điểm.