|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Góc nhìn chuyên gia: Nút thắt thanh khoản dần được gỡ bỏ, dòng tiền là nhân tố giúp thị trường hồi phục năm 2023

07:41 | 26/12/2022
Chia sẻ
Theo góc nhìn của chuyên gia, pha điều chỉnh hai tuần vừa qua chỉ là sự sụt giảm trong ngắn hạn, xu hướng tăng phục hồi từ đáy sâu đã được xác nhận vì vậy đợt điều chỉnh nhẹ này được kỳ vọng sẽ rơi vào vùng khoảng 1.060 – 1.980 điểm.

BTV Phương Nam và Trưởng phòng tự doanh, CTCP Chứng khoán Kiến thiết Việt Nam trong chương trình “Khớp lệnh” của VTV Digital. (Ảnh chụp màn hình). 

Trong chương trình “Khớp lệnh” của VTV Digital, ông Lưu Chí Kháng, Trưởng phòng tự doanh, CTCP Kiến thiết Việt Nam, cho rằng trước giao dịch có phần chững lại của cá nhân trong nước, các nhóm nhà đầu tư như khối ngoại, tổ chức quỹ vẫn giao dịch khá mạnh tay.

Nhiều quỹ mua vào lớn, thậm chí giá trị giao dịch ròng liên tục tăng trong thời gian trước đó và sự chững lại của nhà đầu tư cá nhân ở cuối năm có thể nhằm mục tiêu cho một chi tiêu cá nhân nào đó. Phần lớn giao dịch cuối năm đều không được bùng nổ, cùng với khoảng trống thông tin khiến dòng tiền bắt đầu nghỉ ngơi.

Quá trình tạo đáy từ 873 điểm rồi phục hồi lên 1.090 điểm là một phục hồi khá tốt cho nên nhiều nhà đầu tư đã chốt lời, chờ nhịp chỉnh quay lại thị trường để có thể gia tăng thêm tỷ trọng. VN-Index bắt đầu có tín hiệu hồi phục.

Sự sụt giảm vừa qua chỉ là sự sụt giảm trong ngắn hạn, xu hướng tăng phục hồi từ đáy sâu đã được xác nhận vì vậy đợt điều chỉnh nhẹ này được kỳ vọng sẽ rơi vào vùng khoảng 1.060 – 1.080 điểm. Đây là vùng hỗ trợ khá mạnh trong giai đoạn thị trường tăng điểm trước đó và có sự test nhẹ. Đây cũng là điểm mà chúng ta có thể bắt đầu mở vị thế mua thăm dò trở lại”, ông Kháng chia sẻ.

Chuyên gia cũng lưu ý không thể đoán chính xác điểm số và diễn biến trên thị trường, đây chỉ là một trong những kịch bản mà nhà đầu tư có thể tham khảo, nhất là trong bối cảnh năm tài chính 2022 còn rất ít phiên giao dịch nữa. Quyết định của nhà đầu tư lúc này sẽ tác động khá lớn lên thị trường.

Thực chất, nhiều tài khoản của nhà đầu tư cá nhân giai đoạn vừa rồi đã có một cú hồi rất tốt. Nhiều người có cổ phiếu tăng trung bình khoảng 30% - 40%, thậm chí một số mã còn tăng vài lần cho nên sau quá trình tăng đó, thị trường cần phải có nhịp chỉnh nghỉ ngơi. Và đây có thể coi là lý do chính khiến giao dịch cá nhân trong nước chững lại nhằm test để tìm điểm cân bằng.

Ông Lưu Chí Kháng, Trưởng phòng tự doanh, CTCP Kiến thiết Việt Nam. (Ảnh chụp màn hình).

Ngoài ra, tâm lý nhà đầu tư có một sự tích cực rõ ràng hơn sau khi thị trường đã test đáy và đi qua. Điều này thể hiện qua thanh khoản giao dịch đã tăng lên và lượng tài khoản tiền mặt của nhà đầu tư tại các công ty chứng khoán cũng tăng hơn 8.000 tỷ so với quý III, lên khoảng 75.000 tỷ. Đây là tín hiệu cho thấy tâm lý đã sẵn sàng hơn, thoải mái hơn cho việc đầu tư trên thị trường chứng khoán.

Việc tiền mặt tăng lên nhưng thanh khoản cũng tăng lên chứng tỏ không phải nhà đầu tư bán cổ phiếu ra nhằm tăng tỷ trọng tiền mặt của mình lên. Nó không tăng theo một cách kỹ thuật đơn thuần như vậy mà nó còn là số lượng tiền mới nạp thêm vào tài khoản.

Số người mua và số người bán đều tăng lên. Số tiền mặt dự trữ tăng lên có nghĩa rằng đó là tiền mới chứ không phải chỉ nguyên số tiền bán và đứng ngoài quan sát thị trường. Đây cũng chính là một trong số những chủ điểm mà ta có thể kỳ vọng vào sự sôi động của thị trường sẽ sớm trở lại”.

Về khối ngoại, họ thường sẽ giao dịch theo một xu hướng khá dài. Trong các năm gần đây, khối ngoại đã liên tục bán ròng trong hai năm, năm 2020 và năm 2021. Đầu năm 2022, họ vẫn bán ròng nhẹ nhưng sau đó đã có động thái quay ngược trở lại. Họ bắt đầu có xu hướng mua ròng trở lại trên thị trường chứng khoán Việt Nam.

Tính đến hết tháng 11 năm nay, khối ngoại đã mua ròng tới gần 16.000 tỷ và trong tháng 12, khối ngoại đã mua ròng hơn 12.000 tỷ. Đây là động thái khá tích cực bởi họ đã nhìn nhận thị trường chứng khoán Việt Nam có mức định giá hấp dẫn. Xu hướng mua ròng của khối ngoại đã kéo dài được gần hai tháng nay.

Thị trường chứng khoán trong năm 2022 biến động khá mạnh và phần lớn là đi theo xu hướng điều chỉnh giảm trong khi kinh tế Việt Nam vẫn rất tốt. Bước sang năm 2023, kinh tế sẽ không được kỳ vọng sẽ tăng trưởng ấn tượng như năm 2022 nữa nhưng thị trường chứng khoán lại có thể hồi phục bởi nguồn tiền đẩy vào thị trường sẽ tốt hơn khi nhiều yếu tố được hỗ trợ”.

Nhiều yếu tố hỗ trợ tâm lý nhà đầu tư trong năm tới, điển hình như chính sách tiền tệ sẽ dần được nới lỏng đi kèm Nghị định được ban hành, sửa đổi giúp tháo gỡ nút thắt cho thị trường trái phiếu doanh nghiệp. Đồng thời, nhiều quan điểm cho rằng Ngân hàng nhà nước sẽ quay trở lại mua ngoại tệ để cung ứng lượng tiền mặt ra lưu thông.


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Linh Chi

Trước thềm Diễn đàn Đầu tư Việt Nam: Đầu tư thụ động trong bối cảnh vĩ mô không chắc chắn
Trong năm 2024, lãi suất tiền gửi có kỳ hạn đang ở mức thấp. 4 ngân hàng quốc doanh có mức huy đông kỳ hạn 12 tháng đang ở mức 4,6%-5,0%. Trong khi đó thị trường trái phiếu, cũng như thị trường bất động sản đều chưa phục hồi, dẫn đến thiếu các kênh đầu tư tài chính hấp dẫn. Lượng tiền gửi trong ngân hàng đang ở mức cao nhất trong lịch sử đạt gần 6,84 triệu tỷ đồng vào tháng 7/2024.