|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Thị trường chứng khoán (2/3): Cổ phiếu lớn phân hóa, VN-Index giảm gần 3 điểm với thanh khoản suy kiệt

14:36 | 02/03/2023
Chia sẻ
Phiên nay tiếp tục là một phiên cạn thanh khoản khi tính đến hết phiên chiều thanh khoản chỉ đạt gần 7.200 tỷ đồng, các cổ phiếu đa phần dao động quanh mốc tham chiếu.

Đóng cửa, VN-Index giảm 2,94 điểm (0,28%) xuống 1.037,61 điểm, HNX-Index giảm 0,68 điểm (0,33%) về 206,14 điểm, UPCoM-Index giảm 0,35 điểm (0,46%) còn 76,28 điểm.

Thị trường thu hẹp đà giảm về cuối phiên chiều. VN-Index đóng cửa 1.037,61 điểm, giảm 2,94 điểm, tương ứng 0,28% với thanh khoản tiếp tục suy giảm. VN-Index có một phiên giảm điểm trong hầu hết thời gian giao dịch, một vài dòng còn giữ được sắc xanh như điện, ngân hàng, công nghiệp nặng, ...

Nhìn chung so với nỗ lực hồi phục của thế giới, tình hình VN-Index vẫn là khá đuối do thiếu sự ủng hộ của dòng tiền. Vùng cản 1.045 - 1.050 cho phản ứng rung lắc và nếu không vượt qua chỉ số có khả năng sẽ kiểm tra lại vùng 1.030 - 1.035.

Thanh khoản trên toàn thị trường tiếp tục tìm đáy mới kể từ đầu năm khi chỉ đạt 7.184 tỷ đồng, đây cũng là phiên mà thanh khoản lần thứ 4 chỉ đạt dưới ngưỡng 8.000 tỷ đồng kể từ đầu năm.  

Diễn biến theo các nhóm ngành, nhiều cổ phiếu ngân hàng đảo chiều về cuối phiên chiều góp phần đáng kể vào đà hồi phục của chỉ số chung. Ngược dòng thị trường phiên này nổi bật là nhóm cổ phiếu sản xuất điện (POW, NT2, PPC, GEG, …).

Phiên nay tiếp tục là một phiên cạn thanh khoản khi tính đến hết phiên chiều thanh khoản chỉ đạt gần 7.200 tỷ đồng, các cổ phiếu đa phần dao động quanh mốc tham chiếu. Dưới góc nhìn kỹ thuật, VN-Index đang trong quá trình giằng co, tích lũy tạo đáy với thanh khoản cạn kiệt.

Tính đến 14h00, VN-Index giảm 3,98 điểm (0,38%) về 1.036,56 điểm, VN30-Index giảm 4,62 điểm (0,45%) xuống 1.029,81 điểm.

Sau nỗ lực hồi phục sát ngưỡng tham chiếu ở đầu phiên chiều, số mã giảm và lực bán chủ động dần chiếm ưu thế khiến VN-Index chưa thể trở lại vùng giá xanh. Thanh khoản phiên chiều thấp hơn đáng kể so với phiên trước đó khiến thị trường tiếp tục biến động lình xình.

Về phía nhà đầu tư nước ngoài, họ tiếp tục nối dài chuỗi bán ròng với quy mô rút ròng tính đến hiện tại đạt hơn 100 tỷ đồng, tập trung vào các cổ phiếu lớn như VCB, VHM, MSN, NVL, ...

Tạm dừng phiên sáng, VN-Index giảm 3,68 điểm (0,35%) về 1.036,87 điểm, HNX-Index tăng 0,23 điểm (0,11%) lên 207,06 điểm, UPCoM-Index tăng 0,2 điểm (0,26%) đạt 76,84 điểm.

 Diễn biến các chỉ số thị trường kết phiên sáng ngày 2/3. (Nguồn: VNDirect).

Khối lượng giao dịch trong phiên sáng đạt 201 triệu đơn vị, tương ứng giá trị 3.396 tỷ đồng, trong đó giao dịch khớp lệnh trên HOSE chiếm 2.328 tỷ đồng. Thị trường bị sắc đỏ chi phối với 342 mã giảm, 326 mã tăng giá và 189 mã đứng giá tham chiếu.

Cổ phiếu vốn hóa lớn đồng loạt điều chỉnh khiến VN-Index gặp khó trước mốc 1.040 điểm, trong đó VCB, VHM, CTG, VNM, SAB, VJC, VPB, BCM tác động nhiều nhất lên chỉ số. Cùng với đó, nhóm ngân hàng, bất động sản, sản xuất thực phẩm, chứng khoán cũng điều chỉnh sau phiên khởi sắc hôm qua.

Ngược lại, điện vẫn giao dịch tích cực với loạt mã duy trì sắc xanh đến cuối phiên như NT2, PPC, POW, GEG, PC1, QTP, HND, REE, ...

 Cổ phiếu CTG của Vietinbank là một trong những mã ảnh hưởng tiêu cực nhất lên VN-Index phiên sáng nay. (Ảnh: Thu Thảo).

Tính đến 10h40, VN-Index giảm 2,48 điểm (0,24%) về 1.038,07 điểm, VN30-Index giảm 3,38 điểm (0,33%) xuống 1.031,05 điểm.

VN-Index tiếp tục dao động trong biên độ hẹp về giữa phiên sáng. Cầu yếu, áp lực bán tạm thời chiếm ưu thế khiến chỉ số chính sàn HOSE quay lại vùng giá đỏ.

Theo quan sát, các nhóm vốn hóa lớn như bank, chứng, thép, bất động sản, ... điều chỉnh nhẹ. Trong khi cổ phiếu điện, hóa chất đang nỗ lực ngược dòng thị trường.

Tính đến 9h50, VN-Index tăng 1,91 điểm (0,18%) lên 1.042,46 điểm, HNX-Index tăng 0,77 điểm (0,37%) đạt 207,59 điểm, UPCoM-Index tăng 0,3 điểm (0,39%) lên 76,93 điểm.

Sau nhịp rung lắc nhẹ lúc mở cửa, VN-Index lấy lại sắc xanh và tiến đến kiểm tra lại ngưỡng kháng cự quanh 1.045 - 1.050 điểm.

Điều còn thiếu là sự ủng hộ về mặt thanh khoản, tính đến hiện tại giá trị khớp lệnh trên HOSE mới đạt trên 900 tỷ đồng. Khối lượng giao dịch vẫn ở mức thấp cho thấy dòng tiền có thể vẫn chưa sẵn sàng quay trở lại thị trường.

Tại nhóm vốn hóa lớn, sắc xanh hiện đang chiếm ưu thế, tuy nhiên lực cản khá mạnh đến từ SAB, BCM, VJC, FPT trong khi vai trò nâng đỡ đến từ VCB, VIC, EIB, PNJ chưa thực sự ấn tượng khiến VN30-Index chỉ xanh nhẹ trên tham chiếu.

Tại thị trường quốc tế, các chỉ số S&P 500 và Nasdaq Composite của thị trường chứng khoán Mỹ ngày 1/3 diễn biến tiêu cực khi lợi suất trái phiếu Kho bạc tiếp tục lên cao. Nhà đầu tư lo ngại Fed có thể sẽ nâng lãi suất mạnh hơn dự kiến trong cuộc họp sắp tới.

Chỉ số S&P 500 giảm 0,47% xuống còn 3.951 điểm, trong khi chỉ số thiên về công nghệ Nasdaq Composite giảm 0,66% còn 11.379 điểm. Chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones gần như đi ngang khi chỉ thêm 5 điểm, kết phiên ở gần 32.662 điểm.

Thu Thảo

Sự kiện chứng khoán nổi bật 2024: Thách thức mốc 1.300 điểm, khối ngoại bán ròng kỷ lục, VNDirect bị hacker quốc tế tấn công
Thị trường chứng khoán Việt Nam tiếp tục tăng trưởng năm thứ hai liên tiếp (2023 - 2024). Cùng điểm lại những sự kiện đáng chú ý nhất ngành chứng khoán trong năm qua như sự kiện nhà đầu tư nước ngoài bán ròng kỷ lục, hệ thống của VNDirect bị hacker quốc tế tấn công.