Thị trường chứng khoán (12/1): VN-Index đỏ nhẹ cuối phiên, nhóm dầu khí, thủy sản ngược dòng khởi sắc
Đóng cửa, VN-Index tăng 0,63 điểm (0,06%) lên 1.056,39 điểm, HNX-Index tăng 0,28 điểm (0,13%) đạt 211,94 điểm, UPCoM-Index giảm 0,18 điểm (0,24%) về 72,19 điểm.
Lực cầu cuối phiên giúp VN-Index thu hẹp đà giảm, dừng chân ở mốc 1.056,39 điểm. Ở nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn, VHM, VPB, GAS, VIB, VNM là những trụ đỡ tích cực đóng góp điểm số tăng cho thị trường, ngược lại chỉ số bị kìm lại bởi MSN, EIB, VCB, CTG.
Nhà đầu tư tiếp tục chứng kiến một phiên giao dịch tương đối lình xình, VN-Index đóng cửa "xanh vỏ đỏ lòng" khi số mã đỏ chiếm hơn một nửa. Điểm sáng là nhóm dầu khí và thủy sản ghi nhận nhiều mã trần và gần chạm trần như PVC, PVD, ANV, IDI, ...
Hôm nay là phiên thứ 6 thị trường đi ngang với biên độ quanh khu vực 1.045 - 1.065 điểm. Áp lực bán gia tăng quanh ngưỡng kháng cự gần 1.060 đã khiến cho chỉ số tiếp tục có một phiên vượt cản bất thành.
Trước diễn biến tâm lý e dè của nhà đầu tư trước kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, thanh khoản đi xuống với tổng giá trị giao dịch toàn thị trưởng chỉ quanh mốc 10.000 tỷ đồng, tương đương gần 591,2 triệu cổ phiếu được mua bán. Tính riêng trên HOSE, giá trị khớp lệnh giảm 21% so với phiên trước và hụt 30% so với mức trung bình 1 tháng gần đây.
Tính đến 13h50, VN-Index giảm 4,8 điểm (0,45%) về 1.050,96 điểm, VN30-Index giảm 4,42 điểm (0,41%) còn 1.060,8 điểm.
Lực bán dâng cao ở nhiều nhóm ngành khiến VN-Index lùi sát về mốc 1.050 điểm. Tuy nhiên, một số nhóm cổ phiếu đang nỗ lực hơn phần còn lại của thị trường, trong đó nhóm dầu khí lan tỏa sắc xanh với PVC dẫn đầu đà tăng (+6,6%), theo sau còn có PVD (+4,2%), PVS (+3,1%), PVB (+2,4%), BSR (+2,1%), GAS (+0,7%), TDG (+0,3%), ...
Hay như nhóm thủy sản có ANV tăng trần, IDI (+5,6%), CMX (+4,7%), ACL (+4,4%), VHC (+4,3%), FMC (2,8%), MPC (+0,6%), ...
Tạm dừng phiên sáng, VN-Index giảm 0,49 điểm (0,05%) còn 1.055,27 điểm, HNX-Index tăng 0,45 điểm (0,21%) lên 212,12 điểm, UPCoM-Index giảm 0,04 điểm (0,05%) xuống 72,33 điểm.
Thị trường lình xình trong suốt phiên giao dịch sáng nay. Ghi nhận tại nhóm bất động sản, phần lớn cổ phiếu dừng phiên sáng dưới ngưỡng tham chiếu, điển hình như DXS (-4,3%), HPX (-4%), NLG (-2,1%), CEO (-2%), DXG (-1,9%), AGG (-1,8%), VPH (-1,7%), DIG (-1,3%), LDG (-1,2%), CII (-0,7%), ... Trong khi đó chỉ một vài mã vốn hóa lớn như VHM, GVR duy trì sắc xanh.
Dòng cổ phiếu ngân hàng cũng giao dịch phân hóa với VBB, VIB, ACB, NVB, STB, LPB, VPB, TCB, ... ghi nhận tăng điểm, trong khi CTG, TPB, SSB, KLB, VCB, BVB, OCB, PGB, EIB giảm 0,2 - 4,6%.
Thanh khoản thị trường giảm mạnh so với phiên giao dịch trước, tổng giá trị giao dịch chưa đến 3.775 tỷ đồng, tương đương gần 219,1 triệu đơn vị cổ phiếu được mua bán trong phiên sáng nay. Tính riêng trên HOSE, giá trị khớp lệnh giảm 43% so với phiên sáng hôm qua về mức 2.694 tỷ đồng.
Tính đến 11h00, VN-Index giảm 0,93 điểm (0,09%) xuống 1.054,83 điểm, VN30-Index tăng 1,47 điểm (0,14%) đạt 1.066,69 điểm.
Tính đến giữa phiên sáng VN-Index vận động chậm trong biên độ hẹp dưới ngưỡng cản cùng thanh khoản sụt giảm mạnh. Tính đến hiện tại giá trị giao dịch khớp lệnh trên HOSE chưa tới 2.100 tỷ đồng, giảm gần một nửa so với phiên trước đó.
Chuyển động của nhóm vốn hóa lớn cũng phân hóa rõ rệt hơn so với đầu phiên sáng với áp lực điều chỉnh được chứng kiến ở VCB, MSN, VIC, BID, CTG, trong khi VHM, GAS, ACB, VNM đóng vai trò nâng đỡ.
Tính đến 9h40, VN-Index tăng 3,58 điểm (0,34%) lên 1.059,34 điểm, HNX-Index tăng 0,9 điểm (0,42%) đạt 212,56 điểm, UPCoM-Index tăng 0,11 điểm (0,16%) đạt 72,48 điểm.
VN-Index mở cửa tăng hơn 2 điểm nhưng dòng tiền giao dịch khá ảm đạm trong bối cảnh không có ngành nào vươn lên dẫn dắt thị trường chung. Độ rộng thị trường nghiêng nhẹ về bên mua nhưng xu hướng chính vẫn là phân hóa.
Nhóm vốn hóa lớn khởi sắc hơn thị trường chung với mức tăng của rổ VN30 là 0,45% lên 1.070,33 điểm. Trong đó có tới 21 mã tăng, áp đảo so với 7 mã đứng giá tham chiếu và 2 mã giảm.
Tại thị trường quốc tế, chứng khoán Mỹ ngày 11/1 đóng cửa trong sắc xanh khi nhà đầu tư ngày càng tin tưởng rằng báo cáo chỉ số giá tiêu dùng công bố ngày 12/1 sẽ cho thấy lạm phát đi xuống, các đợt tăng lãi suất vừa qua của Fed đã có tác dụng như mong muốn.
Chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones tăng xấp xỉ 269 điểm, tương đương 0,8%, và dừng ở 33.973 điểm. S&P 500 tăng 1,28% lên gần 3.970 điểm. Chỉ số thiên về công nghệ Nasdaq Composite tiếp tục dẫn dắt thị trường khi tăng 1,76% lên 10.932 điểm.