|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

Tháng đầu năm 2022, Việt Nam đầu tư nhiều nhất vào quốc gia nào?

20:30 | 02/02/2022
Chia sẻ
Có 6 quốc gia, vùng lãnh thổ nhận đầu tư của Việt Nam trong tháng 1 năm 2022. Dẫn đầu là Lào với 2 dự án đầu tư mới và 1 dự án điều chỉnh vốn, tổng vốn đầu tư đăng ký đạt 48,23 triệu USD.

Theo Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), trong tháng 1 năm 2022, tổng vốn đầu tư Việt Nam ra nước ngoài cấp mới và điều chỉnh đạt trên 36,9 triệu USD (tăng 11,7 lần so với cùng kỳ). 

Trong đó, có 15 dự án được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư mới, với tổng vốn đăng ký đạt gần 44,2 triệu USD (tăng 14 lần so với cùng kỳ); có 1 dự án điều chỉnh tăng vốn thêm 9,19 triệu USD và 1 dự án điều chỉnh giảm vốn 16,4 triệu USD.

Các nhà đầu tư Việt Nam đã đầu tư ra nước ngoài ở 9 ngành. Trong đó, khai khoáng dẫn đầu với 1 dự án đầu tư mới 35,54 triệu USD, chiếm gần 90,8% tổng vốn đầu tư. Ngành hoạt động tài chính, ngân hàng đứng thứ hai với 1 dự án điều chỉnh tăng vốn 9,19 triệu USD, chiếm 24,9%; tiếp theo là các ngành bán buôn bán lẻ, vận tải kho bãi,…

Tháng đầu năm 2022, Việt Nam đầu tư nhiều nhất vào quốc gia nào? - Ảnh 1.

Có 6 quốc gia, vùng lãnh thổ nhận đầu tư của Việt Nam trong tháng 1 năm 2022. Dẫn đầu là Lào với 2 dự án đầu tư mới và 1 dự án điều chỉnh vốn, tổng vốn đầu tư đăng ký đạt 48,23 triệu USD. Đứng thứ hai là Mỹ với tổng vốn đầu tư trên 7,8 triệu USD. Tiếp theo lần lượt là Trung Quốc (1,3 triệu USD), Hàn Quốc (475.000 USD), Nhật Bản (408.000 USD) và Belize (50.000 USD).

Lũy kế đến 20/01/2022, Việt Nam đã có 1.463 dự án đầu tư ra nước ngoài còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư Việt Nam trên 20,9 tỷ USD. Đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài tập trung nhiều nhất vào các ngành khai khoáng (32,4%); nông, lâm nghiệp, thủy sản (16%). Các địa bàn nhận đầu tư của Việt Nam nhiều nhất lần lượt là Lào (25%); Campuchia (13,6%); Venezuela (8,7%).

Anh Đào

Năm 2025: Chính phủ đặt mục tiêu GDP tăng ít nhất 8%, GRDP các địa phương bình quân tăng 8 - 10%
Chính phủ yêu cầu nghiên cứu, đánh giá để đề xuất, xem xét việc kéo dài các chính sách miễn, giảm, gia hạn thuế, phí, lệ phí, tiền thuê đất... hỗ trợ tăng trưởng, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, phấn đấu đạt mục tiêu tăng trưởng ít nhất 8%.