|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

Thái Bình: Doanh nghiệp tự nguyện 'giảm giá' sau khi trúng thầu máy xét nghiệm COVID-19

14:47 | 26/04/2020
Chia sẻ
Sau khi trúng thầu gói cung cấp hệ thống máy xét nghiệm COVID-19 ở Thái Bình, đơn vị cung cấp đã “ủng hộ” lại một số tiền trừ thẳng vào giá. Trong khi đó Hải Phòng lại đang dùng máy... đi mượn.
Thái Bình: Doanh nghiệp tự nguyện 'giảm giá' sau khi trúng thầu máy xét nghiệm COVID-19 - Ảnh 1.

Hệ thống máy xét nghiệm Covid-19 ở Hải Phòng đang dùng là được cho mượn ẢNH CTV

"Tôi cam đoan Thái Bình làm chuẩn"

Liên quan đến việc mua hệ thống xét nghiệm Covid-19 ở Thái Bình, ông Phạm Văn Dịu, Giám đốc Sở Y tế Thái Bình phủ nhận thông tin Thái Bình đã lắp hệ thống máy xét nghiệm Covid-19 trị giá hơn 7 tỉ đồng.

“Theo tôi nắm được thì hệ thống máy xét nghiệm có thể từ 2.5 tỉ đến 10 tỉ cơ, tùy theo cấu hình. Tại Thái Bình, lãnh đạo tỉnh yêu cầu mua máy không chỉ phục vụ dịch Covid-19 mà còn để sử dụng cho tất cả các xét nghiệm tất cả các loại virus sau này. 

Chúng tôi đã đặt mua hệ thống máy Cobas 4800, máy hiện đại nhất bây giờ”, ông Phạm Văn Dịu thông tin.

Theo ông Phạm Văn Dịu, giá hệ thống máy xét nghiệm đã mua là 5,85 tỉ đồng. “Với giá đó, chúng tôi còn đề nghị nhà cung cấp khuyến mại thêm 1.300 bản test xét nghiệm do Việt Á sản xuất trị giá khoảng 600 triệu đồng và bảo hành 5 năm (bình thường là 1 năm). 

Tôi cam đoan, Thái Bình làm chuẩn”, ông Phạm Văn Dịu cho hay.

Theo tìm hiểu của Thanh Niên, trong quyết định phê duyệt lựa chọn nhà thầu cung cấp thiết bị y tế chống dịch Covid-19 của Sở Y tế tỉnh Thái Bình thì số tiền trúng thầu là 6,48 tỉ đồng. 

Đơn vị trúng thầu là Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ kỹ thuật Tài Lộc (số 7, ngõ 128 Hoàng Văn Thái, phường Khương Mai, quận Thanh Xuân, Hà Nội).

Lý giải điều này, ông Phạm Văn Dịu cho biết: “Sau khi trúng thầu, hưởng ứng lời kêu gọi toàn dân đóng góp chống dịch của MTTQ tỉnh Thái Bình, đơn vị cung cấp đã đồng ý giảm giá, gọi là ủng hộ chống dịch. Chính vì vậy, giá còn lại mới còn 5,85 tỉ”.

Giám đốc Sở Y tế Thái Bình khẳng định việc mua máy được Hội đồng thẩm định giá của tỉnh Thái Bình làm rất chặt chẽ, công khai và minh bạch. "Tôi cũng đã báo cáo lãnh đạo tỉnh, thực hiện rà soát lại các quy trình cho minh bạch", ông Dịu thông tin

Hải Phòng chờ thẩm định giá

Trong khi đó, thông tin từ Sở Y tế Hải Phòng cho biết, Hải Phòng chưa mua hệ thống máy Realtime PCR tự động phục vụ công tác xét nghiệm virus SARS-CoV-2, do chưa thẩm định xong giá mua.

Trước đó, ngày 6.3, UBND TP.Hải Phòng đã ban hành quyết định phân bổ kinh phí mua sắm thiết bị xét nghiệm virus SARS-CoV-2. Cuối tháng 3, một số thông tin cho rằng Hải Phòng đã trang bị máy xét nghiệm Covid-19 trị giá gần 10 tỉ đồng.

Tuy nhiên, bà Phạm Thu Xanh, Giám đốc Sở Y tế Hải Phòng phủ nhận điều này và "không biết ai đã phát ngôn" thông tin trên. Bà Xanh cho biết: “Hệ thống xét nghiệm Realtime PCR Hải Phòng dùng trong dịch được chúng tôi mượn của Công ty TNHH Y tế Phương Đông. 

Giữa tháng 3, chúng tôi đã lắp đặt hệ thống này và gửi báo giá do đơn vị cung cấp làm đến các sở ban ngành của thành phố để thẩm định. Sau 10 ngày chạy thử cũng thấy hiệu quả nhưng Sở Tài chính chưa thẩm định giá xong. 

Vì vậy chúng tôi đề nghị đơn vị cung cấp cho mượn. Điều này được Sở Y tế và đơn vị cung cấp thỏa thuận với nhau”.

Theo tìm hiểu của Thanh Niên, sau khi mượn 1 hệ thống xét nghiệm của Công ty TNHH Y tế Phương Đông (thỏa thuận miệng), Sở Y tế Hải Phòng tiếp tục có công văn đề nghị Công ty TNHH Y tế Phương Đông cho mượn thêm 1 hệ thống nữa nhưng chưa được đơn vị cung cấp đồng ý.

Lý giải về việc lắp đặt máy để dùng trước khi làm hợp đồng mua bán, Sở Y tế Hải Phòng cho biết đơn vị cung cấp đồng ý cho chạy thử trước 1 - 2 tháng để đánh giá sự hiệu quả. 

Hiện nay, Hải Phòng vẫn đang sử dụng hệ thống xét nghiệm Realtime PCR mượn của Công ty TNHH Y tế Phương Đông và chờ được TP phê duyệt dự toán.

Mức giá mà Công ty TNHH Y tế Phương Đông đưa ra với hệ thống hệ thống máy Realtime PCR ở Hải Phòng không được Sở Y tế tiết lộ cụ thể mà chỉ thông tin là “thấp hơn mức CDC Hà Nội đã mua”.

Thông tin với báo chí, ông Lê Khắc Nam, Phó chủ tịch UBND thành phố Hải Phòng cũng khẳng định UBND thành phố Hải Phòng chưa phê duyệt kế hoạch đấu thầu, cũng như chưa chỉ định thầu đối với gói thầu mua sắm trang thiết bị y tế phòng, chống dịch Covid-19 liên quan đến máy xét nghiệm Realtime PCR. 

 Việc thẩm định dự toán gói thầu cũng chưa có kết quả.

Theo ông Lê Khắc Nam, UBND TP.Hải Phòng cũng đã giao Sở Y tế phối hợp Sở Tài chính rà soát lại toàn bộ quy trình các gói thầu mua sắm trang thiết bị y tế.


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Lê Tân

Trước thềm Diễn đàn Đầu tư Việt Nam: Đầu tư thụ động trong bối cảnh vĩ mô không chắc chắn
Trong năm 2024, lãi suất tiền gửi có kỳ hạn đang ở mức thấp. 4 ngân hàng quốc doanh có mức huy đông kỳ hạn 12 tháng đang ở mức 4,6%-5,0%. Trong khi đó thị trường trái phiếu, cũng như thị trường bất động sản đều chưa phục hồi, dẫn đến thiếu các kênh đầu tư tài chính hấp dẫn. Lượng tiền gửi trong ngân hàng đang ở mức cao nhất trong lịch sử đạt gần 6,84 triệu tỷ đồng vào tháng 7/2024.