|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

TFA giúp giảm 20% chi phí thông quan cho doanh nghiệp

09:29 | 01/12/2016
Chia sẻ
Thủ tục hải quan đang là một trong những vấn đề gây nhiều cản trở nhất cho các doanh nghiệp trong quá trình xuất nhập khẩu hàng hóa. Trong khi Hiệp định TFA có khả năng giảm từ 15 - 20% chi phí thông quan cho doanh nghiệp.
tfa giup giam 20 chi phi thong quan cho doanh nghiep
Thông quan hàng hóa ở cảng. Ảnh: Diễn đàn doanh nghiệp.

Ông Nguyễn Toàn, Vụ trưởng Vụ hợp tác quốc tế, Tổng Cục Hải quan vừa có cuộc trao đổi với phóng viên về việc tháo gỡ những khó khăn để Hiệp định thuận lợi thương mại của WTO (TFA) đi vào đời sống doanh nghiệp, giảm bớt những cản trở hải quan hiện tại.

Thưa ông, việc thực hiện Hiệp định thuận lợi thương mại (TFA) có ý nghĩa như thế nào đối với các doanh nghiệp Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng hiện nay?

- Mục tiêu của hiệp định là tạo điều kiện cho thương mại thông thoáng, phát triển. Hiệp định giúp giảm thời gian và chi phí cho các giao dịch thương mại qua biên giới.

Ở từng quốc gia đều có chương trình hành động cụ thể phục vụ cho việc thuận lợi thương mại rồi. Hiệp định này được thông qua, ở tầm quốc tế sẽ tạo sự thuận lợi toàn diện chính chức cho doanh nghiệp giữa các quốc gia.

Đến thời điểm này, vấn đề cấp bách đối với doanh nghiệp là thực hiện và áp dụng như thế nào mà thôi.

Thời gian qua, nhiều doanh nghiệp kêu vấn đề kiểm tra chuyên ngành đã gây không ít khó khăn cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Vậy, hiệp định này sẽ tháo gỡ như thế nào?

- Kiểm tra chuyên ngành là vấn đề trọng tâm cùa tự do hóa thương mại. Thực tế cho thấy, đến nay cơ quan hải quan chiếm 28% thời gian để thông quan hàng hóa, còn lại 72% thuộc các cơ quan quản lý khác. Từ 72% này phần tích ra để thấy được bộ ngành hay cơ quan nào chiếm tỉ trọng bao nhiêu trong đó, để từ đó Chính phủ cũng như các bộ ngành cần có các biện pháp, định hướng nhằm rút ngắn khoảng thời gian đó lại.

Để giải quyết vấn đề kiểm tra chuyên ngành bên cạnh các động tác kỹ thuật thì sự thống nhất cơ chế chính sách, tiêu chí tiêu chuẩn kỹ thuật… sẽ giúp việc triển khai đồng bộ.

Việc hình thành một cửa quốc gia cũng như một cửa ASEAN có ý nghĩa như thế nào đến quá trình này?

- Cơ chế một cửa quốc gia cũng như cơ chế một cửa ASEAN là một trong những cam kết của các hiệp định thương mại. Với việc thực hiện một loạt biện pháp kỹ thuật để phục vụ cho tự do thương mại, có thể coi đỉnh cao, điểm nhấn quan trọng nhất chính là một cửa quốc gia và tiến tới một cửa ASEAN. Theo tôi, việc này cần sự phối hợp thống nhất của các Bộ ngành và kiểm tra chuyên ngành là một ví dụ điển hình.

Để triển khai hiệp định này trong thời gian tới cũng như việc tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh theo các cam kết hội nhập quốc tế… Tổng cục Hải quan sẽ phải làm gì thưa ông?

- Hiện nay Chính phủ đã ban hành kế hoạch hành động để triển khai thực hiện hiệp định WTO, căn cứ vào đó thì các bộ ngành sẽ phải triển khai những phần việc liên quan đến mình. Với những phần việc của Tổng cục Hải quan, chúng tôi cũng đã ban hành kế hoạch hành động trong ngành để phân công cho từng bộ phận từ cấp trung ương đến địa phương, theo mục tiêu chung là thuận lợi hóa thương mại.

Tôi xin nhấn mạnh, việc triển khai các nội dung cam kết thuận lợi hóa thương mại trong lĩnh vực hải quan không phải bây giờ mới thực hiện. Chúng tôi đã thực hiện ngay từ khi bắt đầu đàm phán các hiệp định thuận lợi hóa thương mại cũng như đàm phán các FTA khác có liên quan.

Bên cạnh tăng cường thuận lợi thương mại, Tổng cục Hải quan cũng tích cực khâu kiểm tra, kiểm soát chống buôn lậu để làm sao có thể đi bằng “hai chân”, nhằm giúp cân bằng thuận lợi hóa thương mại thực chất cho các hoạt động thương mại xuất nhập khẩu và đầu tư ở Việt Nam.

Nếu chỉ có Tổng cục Hải quan hay Bộ Tài chính thực hiện việc này thì chắc chắn sẽ rất khó có kết quả, vậy theo ông mấu chốt vướng mắc lớn nhất giữa các bộ ngành hiện này đang nằm ở khâu nào?

- Tạo thuận lợi hóa thương mại là tổng hòa rất nhiều nỗ lực, hoạt động. Ngay ở tầm quốc tế, các nước tham gia WTO cũng nhận thức rất rõ vấn đề này. Trong WTO đã có một điều khoản gọi là điều khoản đặc biệt. Đó là điểm khác biệt giữa các nước để mỗi nước có thời gian chuẩn bị cũng như yêu cầu hỗ trợ kỹ thuật nếu cần thiết.

Ở Việt Nam, trước hết cần các Bộ ngành tự chủ vai trò và có sự chuẩn bị. Nhiều Bộ đã triển khai rất sớm những cũng có những bộ bây giờ mới “đủng đỉnh” bắt tay vào cuộc. Chính vì vậy, vấn đề này cần phải có thời gian nhất định thì mới có thể triển khai đồng bộ được với nhau.

Hiệp định Tạo thuận lợi thương mại của WTO (TFA) kết thúc đàm phán năm 2014.

TFA nhằm thúc đẩy và tạo thuận lợi cho hoạt động vận chuyển, thông quan, giải phóng hàng hóa xuất nhập khẩu, quá cảnh tại các cửa khẩu cũng như các biện pháp hợp tác giữa hải quan các nước và hỗ trợ kỹ thuật thực hiện.

Theo dự đoán của Tổng Giám đốc WTO ông Roberto Azevedo, TFA có thể giúp giảm tới 15% các chi phí thương mại.

Kết quả nghiên cứu của Would Bank cho rằng việc thực hiện Hiệp định TFA sẽ giúp giảm 20% chi phí giao dịch cho các doanh nghiệp tại Việt Nam.

Thái Hoàng

Quốc hội đề nghị làm rõ thu thuế sàn TMĐT, cơ sở thường trú 'ảo'  nước ngoài bằng cách nào?
Trước đề xuất thu thuế thu nhập doanh nghiệp với sàn thương mại điện tử, cơ sở thường trú 'ảo' của doanh nghiệp nước ngoài, Cơ quan thẩm tra đề nghị làm rõ tính khả thi về phương thức thu thuế và những Hiệp định pháp lý có liên quan.