|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Doanh nghiệp

Tenma Việt Nam thu hơn 2 nghìn tỉ mỗi năm, lợi nhuận tăng trưởng hai chữ số

15:33 | 07/12/2020
Chia sẻ
Tenma Việt Nam - công ty dính nghi vấn hối lộ một số công chức Việt Nam 25 triệu yen Nhật có hoạt động kinh doanh liên tục tăng trưởng qua các năm.

Bộ Tài chính vừa báo cáo Chính phủ về kết quả thanh tra vụ việc Công ty TNHH Tenma Việt Nam (Tenma) có dấu hiệu hối lộ một số công chức Việt Nam 25 triệu yen, tương đương 5,4 tỉ đồng.

Trong báo cáo gửi Chính phủ mới đây, Bộ Tài chính cho biết, trong thời kì kiểm tra sau thông quan từ 2/2012 đến 6/2017, Công ty Tenma Việt Nam đã nhập khẩu khuôn đúc tại 211 tờ khai với trị giá trên 18,6 triệu USD và đã xuất khẩu số hàng trị giá trên 22,76 triệu USD.

Thanh tra Bộ Tài chính cho rằng, Công ty Tenma Việt Nam là doanh nghiệp chế xuất nên không phải nộp thuế giá trị gia tăng, thuế nhập khẩu và thuế xuất khẩu, và việc khai báo của công ty này phù hợp với qui định của pháp luật. Công ty Tenma Việt Nam không trốn thuế trong quá trình nhập khẩu linh kiện để sản xuất, xuất khẩu khuôn đúc.

Thanh Niên dẫn lời Thứ trưởng Bộ Tài chính Đỗ Hoàng Anh Tuấn cho biết, qua thanh kiểm tra việc xử lí thuế với Công ty Tenma Việt Nam của Thanh tra Bộ Tài chính và Cục thuế Bắc Ninh, dù xác định không làm thất thu thuế nhưng cũng có nhiều vấn đề tồn tại, nhưng việc kết luận có hối lộ đoàn kiểm tra sau thông quan hay đoàn kiểm tra thuế không thì vẫn chưa có thể kết luận được.

"Việc hối lộ hay không thì chúng tôi cũng gửi hồ sơ cho Bộ Công an, bên đó họ điều tra", ông Tuấn nói với Thanh Niên.

Trước đó hồi tháng 5, theo công hàm của Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản, một số hãng thông tấn, báo của Nhật Bản như Asahi, Kyodo, Nikkei... đưa tin Công ty TNHH Tenma Việt Nam đã khai báo hai lần hối lộ tổng cộng 25 triệu yên (hơn 5 tỉ đồng) cho một số cán bộ, công chức ở Việt Nam.

Bài báo của Nhật thông tin khoản tiền 25 triệu yen này được lãnh đạo Công ty Tenma cho phép chi trả, thực hiện qua hai lần nhằm mục đích để cơ quan thuế Việt Nam miễn, giảm khoản truy thu thuế 400 tỉ đồng đối với công ty con tại Việt Nam.

Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản khi đó cũng ghi nhận sự việc và dẫn thông tin từ Công ty Tenam cho biết: Tổng Giám đốc công ty, ông Fujino Kaneto (67 tuổi, nguyên quán Tokyo, Nhật Bản) sẽ từ chức để chịu trách nhiệm về sự việc.

Thủ tướng sau đó chỉ đạo làm rõ nghi vấn hối lộ ở công ty này.

Công ty TNHH Tenma Việt Nam (Tenma), công ty có địa chỉ tại khu công nghiệp Quế Võ, Bắc Ninh, bắt đầu hoạt động từ năm 2008 với người đại diện pháp luật kiêm Tổng Giám đốc là ông Tateno Kazuharu (sinh năm 1970).

Tenma hoạt động chính trong lĩnh vực sản xuất các linh kiện đúc nhựa và khuôn nhựa dùng cho thiết bị văn phòng, xe máy, xe ô tô,... 

Tổng nguồn vốn của công ty tính đến cuối năm 2019 là 1.645 tỉ đồng; chiếm phần lớn nguồn vốn là vốn chủ sở hữu trị giá 1.244 tỉ đồng, bao gồm 668 tỉ đồng vốn góp ban đầu.

Theo thông tin chúng tôi có được, hoạt động kinh doanh của Tenma Việt Nam liên tục ghi nhận tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận qua các năm. 

Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp của công ty phải nộp trong năm 2016 chỉ khoảng 3,2% trước khi tăng lên 8,2% năm 2017, 7,8% năm 2018 và 10,4% năm 2019. 

Năm 2016, Tenma Việt Nam đạt 1.378 tỉ đồng doanh thu và 92 tỉ đồng lợi nhuận sau thuế. Đến năm 2019, công ty đạt hơn 2.500 tỉ đồng doanh thu; lãi ròng đạt 216 tỉ đồng, lần lượt tăng 7% và 22% so với năm 2018. 

Tỉ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu và tỉ suất sinh lời trên vốn góp năm 2019 của Tenma Việt Nam đạt lần lượt 17,4% và 32,3%. Đây là mức sinh lời vượt trội so với các doanh nghiệp lớn nội địa như Tổng Công ty Lắp máy Việt Nam (Lilama), Tổng Công ty Máy và Thiết bị Công nghiệp (MIE),...

Công ty Tenma hoạt động ra sao tại Việt Nam? - Ảnh 2.

Kết quả kinh doanh của Tenma Việt Nam qua các năm. (Nguồn: Minh Hằng tổng hợp).

Tenma Việt Nam là công ty con của Tập đoàn Tenma Nhật Bản (Tenma Corporation) có trụ sở ở Tokyo, Nhật Bản, được thành lập năm 1949.

Tập đoàn này chuyên sản xuất và kinh doanh các sản phẩm từ nhựa như sản phẩm gia dụng, phụ tùng ô tô, phụ tùng thiết bị tự động hóa,... với qui mô tổng tài sản đạt 94.542 triệu yen (tương đương 21 nghìn tỉ đồng). 

Trong khi công ty con tại Việt Nam vẫn tăng trưởng lợi nhuận đều đặn, công ty mẹ tại Nhật đã không có được mức tăng trưởng đều trong những năm gần đây. 

Năm tài khoá 2019 - 2020 (1/4/2019 - 31/3/2020), doanh thu Tenma Corporation đạt 85.762 triệu yen, tương ứng khoảng 19 nghìn tỉ đồng và lợi nhuận chỉ đạt 2.504 triệu yen, tương đương 560 tỉ đồng (theo tỉ giá 1 yen = 225,5 VNĐ).

Tenma Việt Nam thu hơn 2 nghìn tỉ mỗi năm, lợi nhuận tăng trưởng hai chữ số  - Ảnh 3.

Các chỉ tiêu tài chính của Tập đoàn Tenma Nhật Bản. (Nguồn: Tenma Corporation).


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Minh Hằng

Trước thềm Diễn đàn Đầu tư Việt Nam: Đầu tư thụ động trong bối cảnh vĩ mô không chắc chắn
Trong năm 2024, lãi suất tiền gửi có kỳ hạn đang ở mức thấp. 4 ngân hàng quốc doanh có mức huy đông kỳ hạn 12 tháng đang ở mức 4,6%-5,0%. Trong khi đó thị trường trái phiếu, cũng như thị trường bất động sản đều chưa phục hồi, dẫn đến thiếu các kênh đầu tư tài chính hấp dẫn. Lượng tiền gửi trong ngân hàng đang ở mức cao nhất trong lịch sử đạt gần 6,84 triệu tỷ đồng vào tháng 7/2024.