|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

Techcombank và những thành công trong chặng đường 5 năm đổi mới

07:30 | 11/07/2020
Chia sẻ
Với ba trọng tâm là con người, phát triển công nghệ, quản trị rủi ro, Techcombank đã hoàn thành xuất sắc những mục tiêu trong chiến lược 5 năm (2016 – 2020) và trở thành ngân hàng có khả năng sinh lời cũng như tỉ lệ an toàn vốn cao nhất hệ thống hiện nay.

Việt Nam đang tăng tốc để trở thành một trong 20 nền kinh tế hàng đầu thế giới và dẫn chứng tốt nhất cho điều đó là cách thức quốc gia này đã ứng phó với đại dịch COVID-19. Tính đến giữa tháng 6, Việt Nam không ghi nhận bất kì trường hợp tử vong nào do dịch bệnh và nền kinh tế đã sẵn sàng hồi phục, sớm hơn nhiều so với các quốc gia khác trong khu vực.

Góp phần vào câu chuyện phục hồi của nền kinh tế, Techcombank đang chung tay mang đem đến sự thịnh vượng cho người dân Việt Nam.

"Vượt trội hơn mỗi ngày" là thông điệp mà Techcombank muốn chuyển tới khách hàng và đây cũng chính là những gì mà ngân hàng này đạt được khi bước vào năm cuối cùng của kế hoạch 5 năm chuyển đổi.

Techcombank là một ngân hàng có nhiều kinh nghiệm trong phân khúc bán lẻ với khách hàng chủ yếu là những người có thu nhập cao hay những công ty tư nhân năng động, nhóm góp phần lớn vào sự tăng trưởng kinh tế.

Hành trình hướng đến vị trí ngân hàng đứng đầu tại Việt Nam, và trong nhóm tốt nhất khu vực đang được hiện thực hóa khi Techcombank đang triển khai thành công chiến lược "rủi ro thấp và lợi nhuận cao".

Techcombank và những thành công trong chặng đường 5 năm đổi mới - Ảnh 1.

Techcombank đang bước vào năm cuối cùng của kế hoạch 5 năm chuyển đổi.

3 trụ cột chính trong kế hoạch chuyển đổi 5 năm

Chia sẻ về chiến lược hoạt động của Techcombank, ông Trịnh Bằng, Giám đốc Khối Tài chính Kế hoạch của ngân hàng cho biết: kế hoạch 5 năm hiện tại được xây dựng dựa trên 3 trụ cột: nhân sự, vận hành và quản trị rủi ro, dữ liệu.

Mong muốn giữ chân nhân viên trong một nền kinh tế đang phát triển nhanh, nơi có nhiều cơ hội việc làm là điều dễ hiểu. Vì vậy, Techcombank luôn chú trọng và dành ưu tiên cao cho việc tuyển dụng, đào tạo và giữ chân những nhân sự tài năng nhất.

"Chúng tôi truyền cảm hứng cho các nhà quản lí tiềm năng thông qua chương trình TechcomLead, chương trình đào tạo lãnh đạo nội bộ đã hoạt động được 10 năm. Qua chương trình đào tạo này, nhiều những cán bộ xuất sắc đã trở thành các lãnh đạo ngân hàng", ông Trịnh Bằng chia sẻ.

Techcombank và những thành công trong chặng đường 5 năm đổi mới - Ảnh 2.

Nhân sự là một trong ba trụ cột chính trong kế hoạch chuyển đổi 5 năm của Techcombank.

Bên cạnh đó, những thành tựu về quản trị hoạt động và quản trị rủi ro của Techcombank cũng rất đáng ca ngợi.

McKinsey, công ty tư vấn quản trị hàng đầu thế giới đã xếp hạng Techcombank trong top 25% doanh nghiệp đứng đầu về chỉ số sức khỏe tổ chức (OHI - chỉ số theo dõi hiệu quả tài chính và hoạt động) tại khu vực Đông Nam Á.

Trong 5 năm qua, Techcombank liên tục nâng cao tỉ suất sinh lời trên tài sản (ROA) từ 0,8% trong năm 2015 lên 3% vào tháng 3/2020, đây là mức cao nhất trong hệ thống ngân hàng tại Việt Nam. Đồng thời, chi phí tín dụng của Techcombank cũng được cải thiện mạnh mẽ từ 3,8% trong năm tài chính 2015 xuống còn 0,5% vào cuối năm 2019.

Bất kì nền kinh tế đang phát triển nào cũng cần đến những nhà băng có tấm đệm vốn vững chắc và Techcombank là một ngân hàng như vậy.

Cuối tháng 7 vừa qua, Techcombank là một trong những ngân hàng đầu tiên của Việt Nam đáp ứng tiêu chuẩn của Basel II và đến hết quí I, tỉ lệ an toàn vốn (CAR) của ngân hàng đạt 16,6%, mức cao nhất hệ thống.

Dữ liệu của Techcombank được xây dựng trong quá trình phục vụ khách hàng và được tối ưu hoá qua quá trình chuyển đổi số. Ở thời điểm IPO vào năm 2018, Techcombank tiết lộ sẽ đầu tư hơn 300 triệu USD trong 3 năm để đầu tư vào hệ thống công nghệ thông tin. Đây cũng là khoản đầu tư lớn nhất cho hệ thống công nghệ thông tin mà một ngân hàng trong nước bỏ ra.

Hiện tại, khoản đầu tư này đã bắt đầu "sinh lời" với minh chứng rõ nhất là Techcombank đang dẫn đầu mảng cho vay thế chấp, hỗ trợ phát triển nhanh chóng mô hình nhà ở hiện đại tại Việt Nam.

"Giải pháp M+ của chúng tôi cho khách hàng thấy ngay trạng thái hồ sơ của họ. Điều này cũng thể hiện thành quả của chúng tôi khi đầu tư xây dựng hệ thống  đảm bảo các qui trình được diễn ra liền mạch…Chính từ những nỗ lực đó, khoảng thời gian từ lúc đăng kí vay tới khi giải ngân được rút ngắn từ 1 tháng xuống còn 4 ngày", ông Trịnh Bằng giải thích.

Mô hình "Rủi ro thấp - Lợi nhuận cao"

Theo số liệu cuối năm 2019 của Công ty cổ phần Thanh toán Quốc gia Việt Nam (NAPAS), Techcombank dẫn đầu mảng ngân hàng điện tử trong nước khi chiếm tới 28% thị phần.

Nhìn chung, thị trường Việt Nam vẫn chủ yếu phụ thuộc vào tiền mặt, nhưng với việc tập trung vào phân khúc khách hàng giàu có và cao cấp, Techcombank đang dẫn đầu trong xu thế đổi mới và làm thay đổi cách người Việt Nam sử dụng tiền.

Techcombank và những thành công trong chặng đường 5 năm đổi mới - Ảnh 3.

Techcombank đang thay đổi cách người Việt sử dụng tiền.

Trong 4 năm gần nhất, khối lượng giao dịch trực tuyến của ngân hàng điện tử Techcombank đã tăng trưởng 30 lần và riêng trong năm 2019, số lượng khách hàng thường xuyên sử dụng dịch vụ tăng gần gấp đôi. Ngoài ra, tổng giá trị giao dịch trong mảng bán lẻ qua ngân hàng điện tử trong quí I/2020 tăng vọt 124% so với cùng kì năm trước và số lượng giao dịch cũng gấp 2,5 lần.

Những kết quả đạt được của Techcombank cho thấy ngân hàng đã hoàn thành mục tiêu kế hoạch trong 5 năm đồng thời góp phần giúp Việt Nam đạt được mục tiêu quốc gia thu nhập trung bình cao với tốc độ nhanh hơn những gì thế giới dự đoán.

Bích Thu

'Tăng trưởng GDP 2025 đạt 8%, 2026 - 2030 đạt 10%, Việt Nam sẽ thoát bẫy thu nhập trung bình'
Theo TS. Cấn Văn Lực, năm 2025 phải phấn đấu để đạt mức tăng trưởng ít nhất 8% và giai đoạn 2026 - 2030 tăng trưởng hai con số khoảng 10% thì Việt Nam mới có thể vượt bẫy thu nhập trung bình, đạt mục tiêu đến 2045 trở thành nước thu nhập cao và có nền tảng công nghiệp hiện tại.