|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Doanh nghiệp

Tập đoàn SCG thâu tóm 100% Lọc hóa dầu Long Sơn, dự án 5,4 tỷ USD sắp được đánh thức

09:19 | 29/05/2018
Chia sẻ
Các hoạt động kỹ thuật, mua sắm, xây dựng (EPC) cho dự án Long Sơn sẽ được thực hiện vào quý III/2018, sau nhiều năm trì hoãn. 
tap doan scg thau tom 100 loc hoa dau long son du an 54 ty usd sap duoc danh thuc Nhà vua Thái Lan đang nắm giữ 150 triệu USD giá trị của Tập đoàn SCG - chủ đầu tư lọc hóa dầu Long Sơn

Công ty TNHH Siam Cement Public (SCC) vừa ra thông báo việc công ty Vina SCG Chemicals (VSCG) (công ty con thuộc sở hữu của toàn bộ của SCC trong lĩnh vực kinh doanh hóa chất dầu khí) đã ký thỏa thuận với Tập đoàn dầu khí Việt Nam (PVN) mua lại nốt 29% vốn cổ phần tại Lọc hóa dầu Long Sơn, nâng tỷ lệ sở hữu lên 100%.

Số tiền được đưa ra cho thỏa thuận này là 2.900 triệu Baht (tương đương 2.052 tỷ đồng), giao dịch dự kiến sẽ đươc hoàn thành vào cuối tháng 6/2018.

Cơ cấu cổ đông của Long Sơn khi đó sẽ bao gồm 82% vốn cổ phần nắm giữ bởi Công ty TNHH Hóa chất Vina SCG và 18% bởi Công ty Nhựa và Hóa chất Thái Lan, cả hai đều là công ty con sở hữu 100% bởi Tập đoàn SCG.

Phần vốn chủ sở hữu (40% tổng mức đầu tư toàn dự án – 5,4 tỷ USD (173.000 triệu Baht) sẽ tăng từ 53.392 triệu Baht lên 70.000 triệu Baht như thông báo trước đó.

tap doan scg thau tom 100 loc hoa dau long son du an 54 ty usd sap duoc danh thuc
Dự án lọc dầu 5,4 tỷ USD sắp được đánh thức

Các hoạt động kỹ thuật, mua sắm, xây dựng (EPC) cho dự án Long Sơn sẽ được thực hiện vào quý III/2018, hoạt động thương mại nhắm mục tiêu vào năm 2023.

Chính phủ Việt Nam tiếp tục hỗ trpj dự án bằng cách suy trì tất cả các ưu đãi được cấp cho Lọc hóa dầu Long Sơn.

Trước đó, Tập đoàn SCG đã gửi thư cho Chính phủ Việt Nam đề nghị sở hữu 100% vốn trong một nỗ lực đẩy nhanh tiến độ dự án Long Sơn đã bị trì hoãn nhiều năm.

Dự án phức hợp hóa dầu Long Sơn đã có nhiều năm trì hoãn do các nhà đầu tư đến và đi kể từ khi dự án này được Chính phủ Việt Nam chấp thuận năm 2008. Dự án ban đầu dự kiến được đưa vào sử dụng năm 2017.

Ba nhà đầu tư đầu tiên của dự án bao gồm SCG và hai Tập đoàn của Việt Nam là PVN và Vinachem, trong đó SCG là nhà đầu tư lớn nhất.

Năm 2012, Qatar Petroleum tham gia cuộc chơi khi sở hữu 25% cổ phần sự án, tuy nhiên công ty này tiến hành thoái vốn vào năm 2015 khi giá dầu thế giới bước vào thời kỳ sụt giảm mạnh. SCG sau đó nắm giữ 46% vốn cổ phần, tiếp quản lại lượng cổ phần bị “bỏ rơi” sau khi không tìm được đối tác mới phù hợp.

Một cổ đông khác là Vinachem cũng đã thoát khỏi dự án vào năm 2014, tổ chức này chuyển toàn bộ 11% cổ phần nắm giữ sang cho PVN.

Đối với SCG, dự án lọc hóa dầu Long Sơn có vai trò rất quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng. “Điều mà chúng ta có thể thấy rõ, với dự án Long Sơn, hoạt động hóa dầu nói riêng và hoạt động kinh doanh của chúng tôi sẽ lớn mạnh hơn rất nhiều”. Cơ hội ở các lĩnh vực kinh doanh khác là tương đối nhỏ.

Xem thêm

Bạch Mộc