|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

Tăng tuổi nghỉ hưu theo từng lĩnh vực ngành nghề

07:08 | 09/06/2018
Chia sẻ
Dưới góc nhìn của chuyên gia, cơ quan quản lý, tăng tuổi nghỉ hưu phải nằm trong tổng thể các giải pháp của chính sách cải cách bảo hiểm xã hội (BHXH)
tang tuoi nghi huu theo tung linh vuc nganh nghe Thay đổi cách tính lương hưu, tăng tuổi nghỉ hưu từ năm 2021
tang tuoi nghi huu theo tung linh vuc nganh nghe PTT Vương Đình Huệ: Đề án cải cách chính sách BHXH siết việc hưởng BHXH một lần
tang tuoi nghi huu theo tung linh vuc nganh nghe
Giao dịch tại bộ phận “một cửa” của BHXH thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An. Ảnh: Dương Ngọc/TTXVN

Ông Bùi Sỹ Lợi, Phó Chủ nhiệm Ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội cho rằng: Với việc thay đổi điều kiện làm việc, tuổi thọ tăng thì xu hướng sẽ phải tăng tuổi nghỉ hưu, nhưng quan trọng là tăng bao nhiêu, tăng với đối tượng nào, ngành nghề nào và lúc nào tăng?

Theo điều tra, tuổi thọ người Việt Nam năm 1961 khoảng 45-50 tuổi và hiện nay là hơn 73 tuổi. Hiện nay, điều kiện lao động đã cải thiện hơn nên phải nâng tuổi thọ lao động so với trước. Bên cạnh đó, Việt Nam đã qua thời kỳ dân số vàng, nếu không nâng tuổi nghỉ hưu sẽ dẫn tới tình trạng thiếu lao động, cung lao động thấp hơn cầu.

Theo tính toán, đến năm 2021, tổng số người đến tuổi bước vào thị trường lao động bằng số người nghỉ hưu. Và càng về sau, số người trẻ tuổi gia nhập thị trường sẽ ngày càng ít. Do đó, tăng tuổi nghỉ hưu từ năm 2021 sẽ là hợp lý nhất, nhưng cần phải tuyên truyền tạo sự đồng thuận cho toàn xã hội.

“Quá trình tăng tuổi nghỉ hưu, chúng ta sẽ phải chia ra theo từng nhóm ngành nghề, khu vực làm việc. Trong đó, người làm việc khu vực hành chính sự nghiệp sẽ tăng trước. Khu vực lao động nặng nhọc, độc hại, vùng sâu vùng xa chúng ta vẫn phải giữ trong một thời gian dài. Và nếu tăng tuổi nghỉ hưu thì vẫn phải giảm thời gian đóng BHXH nếu suy giảm sức khỏe. Trong đề án cải cách BHXH hiện nay, chúng ta có thể linh hoạt cách đóng BHXH. Nâng tuổi nghỉ hưu phải đảm bảo cho người lao động làm việc trong điều kiện khỏe mạnh và không bị ảnh hưởng của tai nạn lao động với sức khỏe”, ông Bùi Sỹ Lợi nhận định.

Trong khi đó ông Phạm Minh Huân, nguyên Thứ trưởng Bộ LĐTBXH cho rằng: Việc giảm thời gian đóng BHXH sẽ làm mức hưởng thấp đi nhưng sẽ linh hoạt hơn. Những người làm quản lý Nhà nước luôn kỳ vọng đóng cao, đóng nhiều nhưng thực tế trong thị trường lao động không phải ai cũng làm được điều đó nên phải đa dạng theo hướng đáp ứng được nhu cầu, có ít thì đóng ít, có nhiều tiền thì đóng cao hơn.

“Ở các nước phát triển đang khuyến khích loại hình hưu trí bổ sung. Nếu khuyến khích doanh nghiệp, người tiêu dùng tiết kiệm trước mắt để tích luỹ vào đấy, mang ra đầu tư cho phát triển xã hội, sau này sẽ được hưởng trên số đó, trong khi chúng ta hiện nay đang thiên về tiêu dùng quá nhiều. Khi tham gia loại hình hưu trí bổ sung, Nhà nước sẽ hỗ trợ giảm thuế , để cho người lao động và chủ sử dụng lao động tích cực tham gia. Tôi thấy Quỹ này ở Australia rất lớn và mang đi đầu tư khắp nơi , đấy là một số giải pháp”, ông Phạm Minh Huân cho biết.

tang tuoi nghi huu theo tung linh vuc nganh nghe

Để đảm bảo sự đa dạng, Nhà nước xây dựng bảo hiểm xã hội đa tầng, trong đó có tầng của Nhà nước, tầng huy động sự đóng góp của 2 bên (người lao động và chủ sử dụng lao động) và tầng 3 là hỗ trợ theo nhu cầu của lao động, doanh nghiệp. "Chúng ta đang đối mặt với già hóa dân số nên tăng tuổi nghỉ hưu là một trong những giải pháp cân đối quỹ BHXH về lâu dài", ông Phạm Minh Huân chia sẻ.

Sau khi Nghị quyết Trung ương 7 về cải cách chính sách tiền lương, cải cách bảo hiểm xã hội, cơ quan chức năng phải chuẩn bị chi tiết các phương án để trình ra Quốc hội. Đây là bài toán không hề dễ, phải tính đến đối tượng nào tăng, lộ trình tăng như thế nào, không phải tăng tất cả các đối tượng, những người lao động trực tiếp khu vực độc hại không tăng được.

Việc đóng BHXH sẽ linh hoạt hơn như thời gian đóng ngắn hơn, mức hưởng sẽ thấp hơn. Như vậy, việc đóng BHXH sẽ tạo ra sự linh hoạt trong thị trường, đa dạng theo hướng đáp ứng được nhu cầu, có ít đóng ít.

Trả lời tại phiên chất vấn tại Quốc hội mới đây, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ khẳng định: Tuổi nghỉ hưu là việc hết sức nhạy cảm, đụng chạm đến hàng chục triệu người, kể cả những người đang làm việc và những thanh niên sắp rời ghế nhà trường bước vào thị trường lao động. Kinh nghiệm các nước giải quyết việc này rất sớm, nhưng phải có lộ trình chặt chẽ, không tạo sốc cho thị trường lao động. Việc điều chỉnh tuổi nghỉ hưu phải dựa vào một tổng thể rất nhiều yếu tố, trước hết phải dựa vào tăng trưởng kinh tế và giải quyết bài toán việc làm và thất nghiệp. Nếu chúng ta tăng tuổi nghỉ hưu của người lao động hiện tại, mà không tạo ra được công ăn việc làm mới cho những người bước vào thị trường lao động, thì không thể nào tăng tuổi nghỉ hưu được. Do đó, trước hết phải tập trung vào phát triển sản xuất và tạo ra việc làm mới.

Cũng theo Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, vấn đề tăng tuổi nghỉ hưu liên quan đến cơ cấu ngành nghề. Có những ngành rất muốn nghỉ sớm, nhưng có những ngành và nhân lực chuyên môn sâu thì người ta có thể có điều kiện kéo dài ra. Mặt khác, tuổi nghỉ hưu giữa nam với nữ đang còn cách nhau quá xa (5 tuổi), trong khi thế giới không phân biệt hoặc khoảng cách này rất hẹp. Do vậy, để đảm bảo cân đối dài hạn quỹ BHXH, Nghị quyết Trung ương vừa quyết định từ năm 2021 sẽ thực hiện việc điều chỉnh tuổi nghỉ hưu theo một lộ trình rất thận trọng và phù hợp, để vừa đảm bảo mục tiêu của tuổi nghỉ hưu chung, vừa đảm bảo rút ngắn khoảng cách về giới...

Xem thêm

XC