41,6% tổ chức tín dụng kỳ vọng kết quả kinh doanh quý IV không đổi và 17,8% TCTD lo ngại kết quả suy giảm. Tỷ lệ TCTD nhận định rủi ro tổng thể của khách hàng hiện tại ở "mức cao và khá cao" tiếp tục tăng từ 32,1% lên 46,5%.
Trong 9 tháng đầu năm, tăng trưởng tín dụng đạt 7,17%, hỗ trợ tích cực cho tăng trưởng kinh tế. Kinh doanh bảo hiểm tăng trưởng khá, doanh thu phí bảo hiểm tăng 13% so với cùng kỳ.
Báo cáo của Fed về tín dụng và nợ hộ gia đình cho thấy nợ qua thẻ tín dụng đã tăng 17 tỷ USD trong quý II năm nay lên 790 tỷ USD trên cả nước. Đây là quý đầu tiên nợ qua thẻ tín dụng gia tăng sau bốn quý giảm liên tiếp.
Thống đốc Nguyễn Thị Hồng cho biết sẽ tăng thêm hạn mức tăng trưởng tín dụng cho các ngân hàng trong thời gian tới. Đây dự kiến là đợt nới room tín dụng thứ hai trong năm nay.
World Bank đánh giá các ngân hàng ở Việt Nam thường yêu cầu sử dụng bất động sản làm tài sản thế chấp thay vì các động sản, như các khoản phải thu và hàng tồn kho.
Với tín hiệu tích cực từ tăng trưởng tín dụng 8 tháng đầu năm, BVSC dự báo cầu tín dụng sẽ bật tăng và nhiều khả năng NHNN sẽ cấp thêm room tín dụng cho các NHTM.
Do tác động từ dịch bệnh, vốn huy động của các ngân hàng tăng chậm lại trong quý III năm nay. Riêng trong tháng 9, tiền gửi ở các ngân hàng tại TP HCM ước đạt hơn 3 triệu tỷ đồng.
Theo BSC, nhiều ngân hàng đã được cấp thêm room tín dụng, đặc biệt là nhóm ngân hàng cổ phần. Tăng trưởng tín dụng toàn ngành dự báo đạt khoảng 13% trong năm. Đồng thời, lợi nhuận có thể hồi phục vào quý IV khi dịch bệnh được kiểm soát và nhu cầu tín dụng phục hồi trở lại.
Các ngân hàng đang chịu áp lực lớn từ việc phải giảm tỷ lệ tối đa nguồn vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn từ 40% hiện tại xuống còn 37% từ tháng 10.
SSI Research cho rằng mức chênh lệch giữa tiền gửi và tín dụng hiện tại chưa thực sự tạo áp lực lên thanh khoản hệ thống. Do vậy lãi suất huy động kỳ vọng vẫn tiếp tục đi ngang, thậm chí có thể giảm trong trường hợp chính sách tiền tệ nới lỏng thêm.
Theo Thống đốc Nguyễn Thị Hồng, do ngân hàng vẫn là kênh cung ứng vốn chủ yếu cho nền kinh tế nêu nếu bỏ room tín dụng sẽ tiềm ẩn rủi ro hoạt động, hệ luỵ nợ xấu cho các tổ chức tín dụng nói riêng và rủi ro bất ổn vĩ mô chung.
Tính tới ngày 25/8, tăng trưởng tín dụng toàn nền kinh tế đạt đạt 7,06% so với đầu năm, tương đương khoảng 700.000 tỷ đồng đã được bơm vào nền kinh tế.
Trong tuần 17/2-21/2, NHNN đã hút thêm 34.156 tỷ đồng khỏi hệ thống khi các khoản cho vay cầm cố giấy tờ có giá đáo hạn và tăng phát hành tín phiếu. Đồng thời, nhà điều hành hạ lãi suất tín phiếu về mốc 3,8%/năm.