Tính đến cuối tháng 9, tăng trưởng tín dụng của toàn hệ thống vẫn đang duy trì ở mức thấp chỉ đạt hơn 1/3 kế hoạch đề ra của cả năm. Sự phân hoá về tăng trưởng tiếp tục tại các ngân hàng.
Tổng cục Thống kê cho biết tăng trưởng tín dụng tính đến ngày 20/9 đạt 5,73%, bằng một nửa so với cùng kỳ năm trước và hơn 1/3 kế hoạch được NHNN đề ra từ đầu năm.
Theo Thứ trưởng Bộ KH&ĐT Đỗ Thành Trung, hiện nay, tiếp cận tín dụng còn khó khăn, tăng trưởng tín dụng đạt thấp, nợ xấu có xu hướng tăng, các thị trường bất động sản, trái phiếu doanh nghiệp tiềm ẩn rủi ro.
Đến cuối tháng 8, tăng trưởng tín dụng của Hà Nội đã đạt 10,35% trong khi mức tăng trưởng toàn hệ thống chung chỉ ở mức 5,33% và tại TP HCM chỉ đạt 3,62%.
Phó Thống đốc NHNN Đào Minh Tú yêu cầu các chi nhánh NHNH tại khu vực ĐBSCL có cơ chế linh hoạt với các doanh nghiệp uy tín cần vốn lớn trong một số giai đoạn của mùa vụ nhưng thiếu hạn mức tín dụng.
Trước tình hình tăng trưởng tín dụng 8 tháng đầu năm rất thấp chỉ khoảng 5,3%, toàn hệ thống còn khoảng 9% để tăng trưởng tín dụng, tương đương khoảng 1 triệu tỷ đồng, Phó Thủ tướng yêu cầu NHNN cần rà soát các điều kiện liên quan tín dụng, thiết kế mức lãi suất hợp lý.
Kể từ đầu năm đến nay, Ngân hàng Nhà nước đã 4 lần điều chỉnh giảm lãi suất điều hành xuống mức thấp, gần như tương đương với thời kỳ trước dịch COVID-19.
Theo chuyên gia từ VPBankS Research, lãi suất đã giảm liên tiếp 4 lần nhằm hỗ trợ cho tăng trưởng. Tuy nhiên, lãi suất đã đến đến giới hạn và khó có thể giảm thêm bởi nếu quá nới lỏng chính sách tiền tệ trong khi Mỹ tiếp tục thắt chặt sẽ gây áp lực lên tỷ giá.
Thủ tướng yêu cầu Ngân hàng Nhà nước phối hợp với các cơ quan liên quan khẩn trương đẩy mạnh triển khai thực hiện gói tín dụng 40.000 tỷ đồng hỗ trợ lãi suất và 120.000 tỷ đồng cho vay nhà ở xã hội.
Theo chuyên gia, bên cạnh các chính sách hỗ trợ từ Nhà nước, các doanh nghiệp muốn tiếp cận nguồn vốn ngân hàng trước tiên cần quyết tâm cơ cấu lại, chấp nhận bán tài sản nếu cần để giải quyết đúng các cam kết trả nợ.
Các chuyên gia cho rằng hiện nay áp lực về lạm phát không đáng lo nên chúng ta có thể yên tâm phục hồi và kích thích tăng trưởng. Việc nới lỏng chính sách tiền tệ là cần thiết, bơm vốn cần ưu tiên tập trung cho ba động lực phát triển kinh tế.
Chỉ còn một tuần nữa, đến ngày 9/4, mức thuế 46% của Mỹ áp cho hàng hoá Việt Nam sẽ có hiệu lực, vậy Việt Nam cần làm gì để giảm bớt tình hình căng thẳng trong chính sách thuế quan với Mỹ?