|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Taisho vừa nâng sở hữu gần 51% vốn Dược Hậu Giang, lãnh đạo và người nhà hoàn tất bán

18:46 | 02/05/2019
Chia sẻ
Các giao dịch được thực hiện từ ngày 8 đến 24/4, thông qua hệ thống chuyển nhượng của Trung tâm Lưu ký Chứng khoán (VSD).

Theo thông tin từ Sở Giao dịch Chứng khoán TP HCM (HOSE), ban lãnh đạo Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang (Mã: DHG) và người có liên quan đã bán ra 316.234 cổ phiếu công ty. Các giao dịch thực hiện từ ngày 8 đến 24/4, thông qua hệ thống chuyển nhượng của Trung tâm Lưu ký Chứng khoán (VSD).

Taisho vừa nâng sở hữu gần 51% vốn Dược Hậu Giang, lãnh đạo và người nhà hoàn tất bán - Ảnh 1.

Nguồn: Nhật Huyền tổng hợp (Đvt: cổ phiếu)

Ngày 25/4 vừa qua, Dược Hậu Giang công bố tổ chức Taisho Pharmaceutical Co., Ltd hoàn tất mua hơn 20,6 triệu cổ phiếu công ty, chiếm khoảng 73% khối lượng đăng kí trong đợt chào mua công khai vừa qua.

Sau giao dịch, Taisho đã nâng khối lượng sở hữu DHG lên hơn 66,3 triệu cổ phiếu, tương đương 50,78% vốn điều lệ. Với mức giá chào mua 120.000 đồng/cp, ước tính Taisho đã chi hơn 2.472 tỉ đồng cho thương vụ này. 

Quí I/2019, công ty ghi nhận doanh thu thuần giảm 15,5% so với cùng kì, đạt 767 tỉ đồng. Lợi nhuận trước thuế cũng giảm hơn 10% còn 153,4 tỉ đồng. Lợi nhuận sau thuế giảm gần 21% còn hơn 135 tỉ đồng do năm 2019 thuế thu nhập doanh nghiệp áp dụng tại Chi nhánh nhà máy Dược phẩm tại Hậu Giang là 5% thay vì mức ưu đãi 0% trong năm 2018.

Ngoài ra, do công ty ngừng kinh doanh hàng MSD và Eugica từ tháng 4/2018 và tháng 6/2018 nên doanh thu và lợi nhuận đều sụt giảm.

Năm 2019, công ty ước đạt 3.943 tỉ đồng doanh thu thuần, tăng 1,6% so với năm trước. Trong đó, doanh thu hàng sản xuất chiếm hơn 90% doanh thu thuần, khoảng 3.560 tỉ đồng, tăng trưởng 12,3%. Về lãi trước thuế 2019, Dược Hậu Giang đặt mục tiêu đạt 754 tỉ đồng, tăng 3%. Tỉ suất lợi nhuận trước thuế/doanh thu thuần đạt 19%.

Nhật Huyền

Nhìn lại ngành chứng khoán Việt Nam sau 24 năm qua các làn sóng M&A (Phần 2)
Làn sóng M&A thứ nhất ngành chứng khoán Việt Nam sớm kết thúc và để lại kết quả không mấy khả quan, các tổ chức quốc tế lần lượt rời đi. Làn sóng M&A mới nổ ra với mô hình thâu tóm toàn bộ cổ phần, “thay tên đổi họ” với sự gia nhập của các tập đoàn Hàn Quốc và những định chế trong nước.