|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

Tại sao các qui tắc không thể chế ngự Fed?

07:10 | 26/12/2018
Chia sẻ
Chưa đầy một năm nhậm chức Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang (Fed), ông Jerome Powell đã phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng niềm tin. Ông Powell đã hành động theo bản năng và cho phép lãi suất tăng, bất chấp áp lực chính trị và can thiệp từ Nhà Trắng.
tai sao cac qui tac khong the che ngu fed
Chủ tịch Cục Dữ trự Liên bang, Jerome Powell

Người khen kẻ chê Jerome Powell

Một nhận xét trái chiều từ ông Powell hồi tháng 10 về lãi suất “từ lâu” đã quá trung lập cũng đủ để S&P 500 giảm một mạch 10%.

Hai tháng kể từ đó, thị trường trên khắp thế giới liên tục biến động dữ dội. Tăng trưởng thương mại toàn cầu chậm lại, giá hàng hóa giảm và giá nhà đất lẫn vốn sở hữu cũng được điều chỉnh đáng kể.

Trong khi đó, đường cong lãi suất của Kho bạc Mỹ đã đảo ngược lần đầu tiên trong thập kỉ này.

Các khoản thâm hụt và nợ liên bang đã tăng vọt dưới thời chính quyền Trump, khiến cựu Chủ tịch Fed Alan Greenspan cảnh báo về tình trạng lạm phát cũng như “kinh tế bị ảnh hưởng nghiêm trọng”.

Gần Giáng sinh, triển vọng bán lẻ khá ảm đạm khi các chuỗi cửa hàng lớn như Dick’s Sporting Goods, Lowe và Whole Food đều phải vật lộn.

Do đó, cam kết tăng lãi suất của ông Powell đang khiến thế giới chao đảo, thông tin từ phản hồi gần đây của Chủ tịch Fed tại Economic Club of New York.

Nhiều người khen ngợi động thái này thực tế và cho rằng đây là kết quả của hướng tiếp cận dựa trên dữ liệu.

Số khác lại cho rằng đây là một sự thừa nhận ngầm nền kinh tế đang lỏng lẻo hơn những gì được quảng cáo và là dấu hiệu cảnh báo đến các nhà đầu tư.

Dù theo hướng nào, người ta vẫn hi vọng ông Powell sẽ kiên quyết đến cùng với cam kết thắt chặt lãi suất trong bối cảnh tin tức kinh tế tồi tệ leo thang.

Chủ tịch Fed chắc chắn sẽ vấp phải chỉ trích, không chỉ từ ông Trump và chính phủ. Khi đề cập đến chính sách tiền tệ, gần như toàn bộ thể chế đều phản ứng tương tự như Brookings Institution, American Enterprise Institute, Heritage Foundation, Mercatus Center và Cato Institute cùng đề xuất một số phương án chính sách dựa trên qui tắc.

Tất cả tổ chức này đồng thuận Fed nên theo dõi các điều kiện kinh tế và điều chỉnh lãi suất và thanh khoản phù hợp, dựa trên các “qui tắc” hoặc mục tiêu thống kê đã định sẵn.

Ngay cả Paul Krugman cũng miễn cưỡng đồng tình, cho thấy việc ông sẵn lòng ủng hộ các chính sách “dựa trên kì vọng” như một “niềm hi vọng tốt đẹp” khiên cưỡng.

Sức hấp dẫn của các chính sách dựa trên qui tắc bắt nguồn từ sự đơn giản của chúng, thay vì các chính sách khách quan và hợp lí khác.

Qui tắc Taylor

Qui tắc phổ biến nhất chính là Qui tắc Taylor, được đặt tên theo giáo sư Đại học Stanford John Taylor.

Qui tắc Taylor sẽ xác định Fed nên tăng hoặc giảm tỉ lệ lãi suất khi nào và bao nhiêu dựa vào lạm phát, nhằm ngăn chặn tình trạng tăng trưởng chậm hoặc nóng. Qui tắc này áp dụng công thức toán học dựa trên tỉ lệ lạm phát và GDP.

Lãi suất danh nghĩa sẽ điều chỉnh sự khác biệt giữa tỉ lệ lạm phát thực tế và mục tiêu, với sự điều chỉnh thường xuyên của Fed.

Trên thực tế, có nhiều hướng tiếp cận khác nữa. Xác định GDP danh nghĩa, hiện đang được áp dụng bởi một số các nhà kinh tế tiền tệ, nỗ lực làm dịu các chu kì kinh tế bằng cách xác định tổng lượng chi tiêu danh nghĩa trong một nền kinh tế thay vì lạm phát.

Qui tắc Taylor lẫn xác định GDP danh nghĩa đều có chung cách tiếp cận dựa trên qui tắc với các nhà tiền tệ học trước đó như Milton Friedman, người cố gắng thông qua qui tắc tiền tệ cố định nhằm xác định mức tăng nguồn cung tiền tệ.

Lỗ hổng của chính sách tiền tệ

Chính sách tiền tệ dựa trên qui tắc xuất hiện rất nhiều lỗ hổng. Thứ nhất, các thang đo như CPI và GDP gần như không bị cắt giảm như chúng ta tưởng tượng. Nhà kinh tế học lỗi lạc thế kỉ 20, Ludwig von Mises, đã cho rằng chỉ số lạm phát “khá thô sơ và không mô tả chính xác những thay đổi đang diễn ra”.

Thứ hai, qui tắc được lập ra là để phá bỏ. Các đề xuất dựa trên qui tắc tương đối phức tạp và không thật sự phù hợp để Quốc hội chấp thuận.

Chính sách dựa trên qui tắc sẽ gán cho Fed một nhiệm vụ kép và hi vọng điều tuyệt vời nhất sẽ xuất hiện. Hơn nữa, chính sách này áp dụng cả Qui tắc Taylor lẫn luật. Tuy nhiên, các đề xuất dựa trên qui tắc nhiều khả năng sẽ trở thành chính sách nội bộ của Fed, thay vì trở thành luật.

Nhưng như chúng ta đã thấy, chính sách dựa trên qui tắc có xu hướng “tiếm quyền” khi xảy ra khủng hoảng kinh tế. Chủ tịch Fed không phải là những “người lao công”; chính trị và các sự kiện hiện thời thường gây ảnh hưởng đến sự độc lập của Fed.

Fed qua các đời chủ tịch chống chọi ra sao với những cuộc khủng hoảng

Chỉ duy nhất Paul Volcker và William McChesney Martin có khả năng phản đối ý kiến của các tổng thống Mỹ.

Marriner Eccles đã tái cấu trúc triệt để Fed vào những năm 1930 để xóa bỏ những ràng buộc trông việc thiết lập lãi suất và mở rộng nguồn cung tiền tệ, công khai thể hiện sự ủng hộ của ông đối với các chương trình New Deal.

Alan Greenspan gây tiếng vang sau khi phản ứng với cuộc khủng hoảng thị trường chứng khoán năm 1987 với chính sách “Greenspan Put” khét tiếng, một sự đảm bảo mang tính thực tế về thanh khoản tiền tệ để ngăn giá cổ phiếu giảm sâu.

Ben Bernanke đã phát triển chính sách của Fed đến một tầm cao mới sau khi phản ứng với cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, giúp tăng thêm hàng tỉ USD vào bảng cân đối kế toán của Fed cũng như đưa thế giới vào thời kì chính sách tiền tệ “phi thường”.

Các bạn có cho rằng ông Powell hoặc Chủ tịch Fed kế tiếp vẫn sẽ tuân thủ các qui tắc hay mục tiêu cũ khi đối mặt với một cuộc khủng hoảng mới?

Cuối cùng, các qui tắc tiền tệ không thật sự đi vào cốt lõi của vấn đề. Phân tích kĩ thuật và công thức toán học chỉ “che mờ” đi sự phức tạp và khả năng sai lầm của con người trong thế giới thực. Ông Powell và Fed được giao nhiệm vụ xác định chính sách tiền tệ “tốt nhất” cho 320 triệu người Mỹ với nhiều lợi ích đa dạng.

Chủ tịch Powell nên được khen ngợi vì cam kết thắt chặt chính sách tiền tệ, tăng lãi suất và nơi lỏng định lượng. Tăng trưởng kinh tế ổn định là điều khó xảy ra trong bối cảnh lãi suất thấp hoặc lãi suất 0%. Khu vực EU là nơi hiểu điều này hơn quốc gia nào.

Câu trả lời cho cuộc khủng hoảng kinh tế sắp tới nằm ở việc nhận thức rằng không chính sách tiền tệ nào có thể thay thế các điều chỉnh cơ bản sau: phá sản, thanh lí và tái cơ cấu doanh nghiệp để xóa nợ xấu; tăng lãi suất để khuyến khích thành lập vốn và ngăn chặn đầu tư trái phép; chấp dứt việc viện trợ của Quốc hội và “giải cứu” viện trợ của Fed; chương trình đầu tư và giảm nợ nghiêm túc của chính phủ (không “rót tiền” vào quốc phòng lẫn cấp pháp năng).

Ông Powell không thể một mình một chiến tuyến. Tuy nhiên, ông có thể làm được rất nhiều điều, bắt đầu bằng cam kết làm mới chính sách tiền (bỏ qua thị trường, toàn bộ thể chế lẫn áp lực chính trị từ chính quyền Trump).

Người trong cuộc cho rằng ông Powell rất giỏi phân tích và không giáo điều. Ông sẽ không nao núng trước khái niệm đầu tư trái phép. Chủ tịch Fed sắp sửa thử nghiệm; hãy cùng hi vọng rằng ông sẽ phản ứng tương tự cách Paul Volcker đã làm, thay vì Ben Bernanke.

Xem thêm

Nyx Tran