Tài sản của hệ thống ngân hàng chính thức vượt 10 triệu tỷ đồng
Moody's: Các ngân hàng Việt Nam sẽ tiếp tục cải thiện chất lượng tài sản, khả năng sinh lời nhưng vốn hóa sẽ giảm |
Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa cập nhật thống kê một số chỉ tiêu cơ bản của hệ thống tổ chức tín dụng (TCTD) tính đến cuối năm 2017.
Tính đến thời điểm ngày 31/12/2017, tổng tài sản của hệ thống ngân hàng đã đạt trên 10 triệu tỷ đồng, tăng 17,62% so với cuối năm 2016.
Trong đó, tổng tài sản của nhóm ngân hàng thương mại có vốn chi phối bởi Nhà nước gồm: AgriBank, VietinBank, Vietcombank, BIDV, Ngân hàng Xây dựng, Dầu khí Toàn cầu, Đại Dương tiếp tục chiếm phần lớn và có tốc độ tăng trưởng cao (18,34%), đạt 4,57 triệu tỷ đồng vào cuối năm 2017, chiếm 45,69% tổng tài sản của hệ thống TCTD tại Việt Nam.
Tài sản của hệ thống ngân hàng chính thức vượt 10 triệu tỷ đồng (ảnh minh họa). |
Nhóm ngân hàng thương mại cổ phần có tổng tài sản đạt 4,028 triệu tỷ đồng, tăng 17,69% so với đầu năm 2017. Tại các ngân hàng liên doanh, nước ngoài, ghi nhận tổng tài sản đạt 954 nghìn tỷ đồng, tăng 15,19% so với đầu năm 2017.
Tổng tài sản của Ngân hàng Chính sách xã hội tăng 10,04% đạt 175 nghìn tỷ đồng; Ngân hàng Hợp tác xã tăng 9,56% đạt 29 nghìn tỳ, quỹ tín dụng nhân dân tăng 13,84% lên 102 nghìn tỷ.
Tài sản của các công ty tài chính, cho thuê cũng tăng trưởng rất nhanh trong năm vừa qua, đạt tới 141,9 nghìn tỷ đồng vào thời điểm 31/12/2017, tăng 24,7% so với đầu năm.
Dữ liệu do Ngân hàng Nhà nước công bố cho thấy, vốn tự có toàn hệ thống đã tăng 11,64% lên trên 714 nghìn tỷ đồng, vốn điều lệ tăng trong khi đó tăng 4,91% đạt hơn 512 nghìn tỷ. Theo lưu ý của NHNN, vốn tự có, tỷ lệ CAR đã loại bỏ các TCTD có vốn tự có âm.
Cụ thể, tốc độ tăng trưởng vốn điều lệ, vốn tự có của các ngân hàng thương mại Nhà nước khá chậm chạp, còn các ngân hàng thương mại cổ phần đã tăng lên đáng kể. Kết thúc năm 2017, vốn điều lệ của các ngân hàng Nhà nước đạt 147.771 tỷ đồng, chỉ tăng 0,84% so với đầu năm (năm 2016 tăng 6,89%). Trong khi đó, vốn điều lệ của các ngân hàng cổ phần đã tăng 6,94% đạt 214.791 tỷ đồng.
Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (CAR) của toàn hệ thống giảm so với hồi đầu năm, nay còn 12,23%. Trong đó, CAR của nhóm ngân hàng Nhà nước thấp nhất, đã giảm từ 9,92% (đầu năm 2017) xuống còn 9,52% (cuối năm 2017), CAR của nhóm ngân hàng cổ phần cao hơn với 11,47%.
Theo lưu ý của NHNN, vốn tự có, tỷ lệ CAR đã loại bỏ các TCTD có vốn tự có âm.
Tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung, dài hạn toàn hệ thống là 30,65% vào cuối năm 2017, giảm so với mức hồi đầu năm (34,51%). Tỷ lệ này tại các ngân hàng Nhà nước là 33,44%, tại ngân hàng cổ phần là 34,47%, công ty cho thuê tài chính cao nhất với 48,81%.
Tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn cho vay trung, dài hạn của khối ngân hàng liên doanh, nước ngoài không có giá trị do khối này không sử dụng nguồn vốn ngắn hạn để cho vay trung, dài hạn.
Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.
Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.
Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.
Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/