|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kinh doanh

Tài năng trẻ gục ngã trước tuổi 30 trong thiên đường công nghệ ở Trung Quốc (Phần 1)

13:19 | 09/11/2019
Chia sẻ
Thiếu ngủ, không yêu đương, không có cuộc sống riêng, những người làm trong lĩnh vực công nghệ tại thành phố mang biệt danh "Thung lũng Silicon" phiên bản Trung Quốc kiệt sức trước tuổi 30.

Một người đàn ông dồn toàn bộ sức lực cho start-up của anh đến mức mất ngủ. Một người phụ nữ bị hỏi trong một cuộc phỏng vấn rằng liệu cô ấy có sẵn sàng chia tay với bạn trai vì công việc. Một cặp vợ chồng trẻ muốn xây dựng gia đình riêng nhưng cạn kiệt năng lượng để ân ái sau giờ làm việc.

Đây là một số trong vô vàn khó khăn mà hàng trăm ngàn lao động trẻ trong ngành công nghệ Trung Quốc phải đối mặt, theo South China Morning Post.

Yu Haoran - một chuyên gia khoa học máy tính - thành lập công ty công nghệ Jisuanke vào năm 2014 tại trung tâm công nghệ cao Trung Quan Thôn ở thành phố Bắc Kinh, với dịch vụ dạy trẻ nhỏ lập trình. Yu liên tục làm việc đến đêm muộn, kể cả trong ngày nghỉ.

Từ một nhóm nhỏ chỉ bao gồm 10 lập trình viên, công ty được định giá 200 triệu nhân dân tệ (29,8 triệu USD) nhờ vốn đầu tư mạo hiểm. Cái giá phải trả cho sự thành công là Yu mắc chứng mất ngủ kinh niên và đôi khi chỉ ngủ được hai tiếng mỗi đêm.

"Tôi chưa từng thực sự nghĩ đến việc tận hưởng cuộc sống", Yu kể lại cuộc sống của anh khi trở thành doanh nhân. "Vì tôi đang cố gắng xây dựng một cái gì đó, và trước khi tôi hoàn thành nó, tôi sẽ không để tâm đến bất cứ điều gì khác".

001372acd0b511a8fa4201

Nhân viên và doanh nhân trẻ trong lĩnh vực công nghệ ở Trung Quốc liên tục phải dồn hết sức lực vào công việc. Ảnh: China Daily

Năm ngoái, cứ mỗi tuần Trung Quốc lại có 4 tỉ phú mới, theo báo cáo của Hurun. Đa phần họ làm trong ngành công nghệ, và bất động sản xếp vị trí tiếp theo.

Sau mỗi câu chuyện thành công của họ, hàng ngàn người muốn giống họ, hy vọng sẽ trở thành  tỉ phú Jack Ma thứ hai.

South China Morning Post đã phỏng vấn những người làm việc tại trung tâm công nghệ cao Zhongguancun và các khu vực khác ở Bắc Kinh để phác thảo bức tranh tổng thể về cuộc sống tại nơi được mệnh danh là "Thung lũng Silicon của Trung Quốc", điểm khởi nguồn của những công ty công nghệ khổng lồ như Baidu, Meituan và ByteDance.

Trong ngành công nghiệp công nghệ Trung Quốc, những nhân viên và doanh nhân trẻ liên tục phải dồn hết sức lực vào công việc, trong khi vẫn phải để tâm đến những vấn đề khác như thăng tiến, công việc bấp bênh hay phân biệt giới tính.

Một số người cuối cùng nhận ra rằng họ phải lấy lại cân bằng giữa công việc và cuộc sống riêng vì sức khỏe của bản thân. Vài người khác cố gắng tìm cách thoát ra khỏi thế giới công nghệ đầy cám dỗ và tràn ngập cơ hội để kiếm tiền.

Nhân viên tại các công ty công nghệ lớn khi được phỏng vấn cho bài viết này đã yêu cầu được thay tên trong bài bằng họ vì không được phép công khai về công việc của họ.

Từng là nơi dùng để chôn cất hoạn quan ở Trung Quốc thời phong kiến, Trung Quan Thôn nằm tại phía tây bắc của đường vành đai bốn Bắc Kinh, một trong những đường cao tốc chính bao quanh thủ đô Trung Quốc.

Trong ba thập kỷ qua, số lượng công ty khởi nghiệp thành công trong lĩnh vực công nghệ và internet tại đây đã tăng lên đáng kể qua các thời kỳ, từ nhà sản xuất máy tính Lenovo đến cổng thông tin Sina và ứng dụng gọi xe Didi Chuxing. 

Theo số liệu của chính quyền địa phương, tới 80 công ty khởi nghiệp công nghệ ra đời tại Trung Quan Thôn mỗi ngày.

Yu thuê một văn phòng tại khu vực làm việc chung dưới tầng hầm của một trong những tòa nhà văn phòng ở Zhongguancun để có thể tiếp cận được những sinh viên tài năng từ các cơ sở đào tạo hàng đầu Trung Quốc gần đó như Đại học Tsinghua.

Văn phòng ấy nằm gần căn hộ hai phòng ngủ mà Yu thuê để cho sinh viên thực tập tại công ty của anh nghỉ ngơi miễn phí.

Vài năm gần đây, Trung Quan Thôn đã trở nên đông đúc và đắt đỏ, cho nên các công ty lớn có xu hướng chuyển văn phòng của họ đến các khu vực xa hơn, biến những khu vực này thành các trung tâm công nghệ mới của Bắc Kinh.

Một trong số những trung tâm công nghệ mới này là Xierqi ở phía tây bắc của thành phố, các công ty lớn như Baidu, Sina, NetEase và Didi đã xây dựng khuôn viên tại đây. Một trung tâm công nghệ khác là Wangjing ở phía đông bắc Bắc Kinh, hiện là nơi dừng chân của công ty sở hữu ứng dụng giao hàng Meituan Dianping, ứng dụng hẹn hò Momo và trụ sở khu vực của tập đoàn Alibaba.

Những trung tâm công nghệ mới đã gây ra một khó khăn mới cho người lao động. Đó là việc đi lại hàng ngày.


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Hà Phương

Trước thềm Diễn đàn Đầu tư Việt Nam: Đầu tư thụ động trong bối cảnh vĩ mô không chắc chắn
Trong năm 2024, lãi suất tiền gửi có kỳ hạn đang ở mức thấp. 4 ngân hàng quốc doanh có mức huy đông kỳ hạn 12 tháng đang ở mức 4,6%-5,0%. Trong khi đó thị trường trái phiếu, cũng như thị trường bất động sản đều chưa phục hồi, dẫn đến thiếu các kênh đầu tư tài chính hấp dẫn. Lượng tiền gửi trong ngân hàng đang ở mức cao nhất trong lịch sử đạt gần 6,84 triệu tỷ đồng vào tháng 7/2024.