|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

'Sức khỏe khu vực kinh tế tư nhân Việt Nam đáng lo ngại'

18:49 | 02/12/2016
Chia sẻ
Là người "ăn ngủ cùng doanh nghiệp nhiều năm, ông Đậu Anh Tuấn, Trưởng ban Pháp chế VCCI cho rằng, sức khỏe của nền kinh tế, đặc biệt là khu vực kinh tế tư nhân đáng lo ngại.
khong von quy mo nho doanh nghiep tu nhan mai loay hoay
Trưởng ban Pháp chế VCCI, Đậu Anh Tuấn

Doanh nghiệp tư nhân ngày càng nhỏ

Phát biểu tại Diễn đàn Kinh tế Việt Nam 2017, ông Đậu Anh Tuấn, trưởng ban pháp chế VCCI cho rằng trong số bốn động lực tăng trưởng chỉ có khu vực FDI đạt hiệu quả. Cứ 10 đồng xuất khẩu của Việt Nam có tới 7 - 8 đồng thuộc về doanh nghiệp nước ngoài.

Theo nhiều điều tra, FDI đầu tư vào Việt Nam do chi phí rẻ nhưng hiện nay đất hết rẻ, lương lao động cũng không thể rẻ mãi nữa, TPP không có tương lai... Khi đó, FDI sẽ không thể là động lực kinh tế nữa.

Vì vậy, ông Tuấn cho một trong những mục tiêu quan trọng của cơ cấu lại kinh tế phải làm cho khu vực tư nhân mạnh hơn. Không chỉ đóng vai trò quan trọng, khu vực doanh nghiệp tư nhân trong nước phải là chủ thể quyết định đối với nền kinh tế.

Nhưng trên thực tế, hiện nay, doanh nghiệp tư nhân ngày càng nhỏ đi, khém hiệu quả hơn, năng suất lao động thấp. Ông Tuấn dẫn chứng, điều tra trên 10.000 doanh nghiệp, trung bình số lượng lao động khu vực này khoảng 26,6. Vào những năm 2010, con số này ở khoảng 40 lao động.

Số liệu tổng cục thuế cho biết có tới 58% doanh nghiệp tư nhân chính thức không có thu nhập để nộp thuế, như vậy chỉ có 42% doanh nghiệp là có lãi, chưa tính tới chuyện lãi nhiều hay ít.

Báo cáo 2035, năng suất sử dụng vốn và tài sản của doanh nghiệp tư nhân Việt Nam đang có xu hướng giảm dần, về gần với doanh nghiệp. Theo ông Tuấn, đây là một tín hiệu không tốt. Vốn thấp, quy mô nhỏ, doanh nghiệp tư nhân Việt Nam sẽ mãi loay hoay với bài toán phát triển.

Khó tiếp cận nguồn lực

Ông Đậu Anh Tuấn đánh giá, doanh nghiệp tư nhân hiện nay tiếp cận nguồn lực tương đối khó. Chính doanh nghiệp trong nước gặp bất lợi khi tiếp cận đất đai, vốn so với nhóm FDI.

Dẫn chứng vấn đề này, ông Tuấn cho biết, hiện nay chỉ có khoảng 30 - 40% doanh nghiệp tư nhân được tiếp cận được vốn ngân hàng, trong khi đó có tới 80% doanh nghiệp nhà nước dễ dàng tiếp cận. Số vốn vài tỷ để có được đất sản xuất trong các Khu công nghiệp của các công ty tư nhân nhỏ là rất khó. Chưa kể, các đơn vị này còn gặp khó về trình độ quản trị, công nghệ và kinh nghiệm thị trường.

"Tôi nghĩ rằng việc tiếp cận nguồn lực phải công bằng, phải đến được với những doanh nghiệp có năng lực tốt nhất chứ không phải nơi có vị thế, quan hệ tốt", ông Tuấn bày tỏ.

Chính sách của Việt Nam chủ yếu ban hành cho các doanh nghiệp lớn. "Đó là một điểm rất dở, bởi không có doanh nghiệp nhỏ sẽ không tạo được sức ép để doanh nghiệp lớn đổi mới, sáng tạo", Trưởng ban Pháp chế VCCI nhận xét.

Dù vậy, không có nghĩa các doanh nghiệp lớn không gặp khó khăn. Thực tế, các doanh nghiệp này gặp rất nhiều bất lợi về thủ tục hành chính. Doanh nghiệp càng lớn thủ tục hành chính càng nhiều, càng hay bị thanh tra, kiểm tra.

Đó là lý do của tâm lý làm ăn nhùng nhằng, không muốn lớn của các doanh nghiệp Việt.

Đi tìm điểm nghẽn tiếp cận vốn

Làm thế nào để doanh nghiệp và ngân hàng gặp được nhau, tiếp cận vốn hiệu quả là một vấn đề được công đồng doanh nghiệp quan tâm trong diễn đàn.

Về chuyện vốn của doanh nghiệp, theo TS. Cấn Văn Lực - Cố vấn cao cấp Chủ tịch HĐQT BIDV, vấn đề hiện nay không phải là vấn đề lãi suất. Lãi suất thực đang cao lên trong thời gian vừa qua nhưng điều này không đáng ngại bằng các chi phí không chính thức, hiện chiếm tới 12% doanh thu. Có thể là do khâu đất đai, cấp phép, thủ tục hành chính và cả giao dịch với ngân hàng.

Cản trợ tiếp nữa theo ông Lưc là về thủ tục thế chấp và tính chưa minh bạch ở nhiều doanh nghiệp. Thủ tục về tiếp cận cho vay dù có cải tiến nhưng còn nhiều phức tạp đối với doanh nghiệp.

Một lý do khác đến từ chính bản thân doanh nghiêp. Nhiều doanh nghiêp phải tái cơ cấu vì gặp nhiều vấn đề về quản trị, kinh doanh chưa kể có những doanh nghiệp làm ăn không chính đáng. Đây cũng là lý do hạn chế khả năng tiếp cận vốn.

"Thực chất thị trường tài chính chưa phát triển nên doanh nghiệp cứ loay hoay với vốn ngân hàng. Tới 75 - 76% là vốn ngân hàng, còn lại 14 - 15% là cổ phiếu, 9% trái phiếu, thị trường bảo hiểm thì chưa phát triển", ông Lực nhận định.

Trả lời câu hỏi vì sao lãi suất của Việt Nam cao hơn so với khu vực, ông cho rằng lạm phát cao do rủi ro của Việt Nam rất cao thì chi phí lãi suất cũng phải cao. Ngoài ra, thị trường chưa phát triển nên chi phí giao dịch cao hơn. Chưa kể những thủ tục rườm ra cũng đẩy chi phí cao hơn.

"Rất mong các doang nghiệp chủ động vốn liếng của mình về lâu về dài. Nếu minh bạch hơn, doanh nghiệp chơi với thị trường để phát hành cổ phiếu trái phiếu. Tín dụng thương mại cho phép mua bán chịu trong và ngoài nước sẽ là một kênh rất quan trọng", ông Lực góp ý.

Thái Hoàng

Vì sao Mỹ chật vật với lạm phát hơn châu Âu?
Lạm phát có thể đã giảm mạnh từ các mức cao nhất hàng chục năm qua ở cả hai bờ Đại Tây Dương, nhưng tiến triển ở Mỹ đã chững lại, khiến Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) hiện được dự đoán sẽ bắt đầu cắt giảm lãi suất chậm hơn nhiều so với Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB).