|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

Sự thống trị của các tập đoàn lớn đang khiến kinh tế Mỹ thụt lùi?

14:43 | 02/09/2017
Chia sẻ
Bằng chứng của việc sức mạnh thị trường của một nhóm doanh nghiệp tăng lên ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế là hoàn toàn có thật.
su thong tri cua cac tap doan lon dang khien kinh te my thut lui
Ảnh: TVT

Dù kinh tế Mỹ những năm gần đây liên tục tăng trưởng cao, thị trường chứng khoán lên điểm mạnh, nhưng bên trong nền kinh tế đó, ai được hưởng lợi, ai phải chịu thiệt về căn bản không khác nhiều so với khi kinh tế khó khăn.

Dưới đây là câu chuyện do Bloomberg đăng tải lý giải về việc khi kinh tế Mỹ phát triển hơn, các tập đoàn lớn có sức chi phối ngày một mạnh mẽ, chính vì vậy quyền điều khiển thị trường thuộc về tay họ, những người lao động nghèo được hưởng rất ít thành quả.

Từ thập niên 1980, luật chống độc quyền tại Mỹ bắt đầu yếu dần đi. Hậu quả, một số công ty lớn đã nhanh chóng luồn lách để nắm được thị phần lớn hơn trong nhiều ngành khác nhau. Công nghệ cũng hỗ trợ cho họ, công nghệ giúp tạo ra những hệ thống giữ chân người dùng như Facebook.

Khi quyền lực với thị trường tăng lên, các công ty lớn không ngừng nâng giá bán hàng hóa và giảm lương của người lao động. Lợi nhuận của họ tăng lên, cổ phiếu tăng giá trên sàn chứng khoán tuy nhiên mức lương thực tế của người lao động giảm. Nguồn lợi mà doanh nghiệp thu được khi kinh tế phát triển hơn chủ yếu chảy vào túi tiền của giới chủ và xét trên bình diện xã hội, nó khiến bất bình đẳng xã hội tăng.

Tất nhiên, không ai có thể chứng minh toàn bộ tất cả những luận điểm trên chỉ bằng một bài hay vài bài nghiên cứu. Thế nhưng cũng giống như những thám tử, các chuyên gia kinh tế có thể thực hiện nhiều nghiên cứu trong nhiều năm để đưa ra kết luận.

Vài năm trở lại đây, các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng sự tập trung công nghệ, thể hiện bởi tỷ lệ thị phần tăng dần của bốn công ty lớn nhất trong từng ngành, đã tăng trong hầu hết các ngành trong nền kinh tế Mỹ.

Luật chống độc quyền không được áp dụng chặt chẽ như trước, lợi nhuận của các công ty tăng đều đặn, nhưng lương người lao động tăng rất ít hoặc thậm chí giảm. Và sau nhiều vụ việc sáp nhập doanh nghiệp, giá cả hàng hóa tăng lên nhưng năng suất lao động không hề cải thiện.

Còn theo nghiên cứu của hai chuyên gia kinh tế bao gồm Jan de Loecker và Jan Eeckhout, giá bán hàng hóa thường xuyên bị đẩy lên quá cao so với giá thành sản xuất suốt từ năm 1989. Trước đây, trung bình giá bán hàng hóa chỉ cao hơn 18% so với giá thành sản xuất thì nay tỷ lệ đó đã lên đến con số 67%.

Hiện tượng trên đã hoàn toàn được các lý thuyết kinh tế chứng minh, theo đó, khi mức độ cạnh tranh trên thị trường giảm bớt, sức mạnh của một nhóm công ty tăng lên, hiệu quả kinh tế tính chung sụt giảm mạnh.

Nghiên cứu khác được thực hiện bởi hai chuyên gia kinh tế German Gutierrez và Thomas Philippon cho thấy đầu tư của doanh nghiệp đang sụt giảm mạnh. Theo lý thuyết kinh tế căn bản, khi nhóm công ty thuộc top đầu thị trường nắm được thị phần chi phối, họ sẽ đầu tư ít hơn cho doanh nghiệp của họ bởi họ sẽ hạn chế sản lượng để nâng giá bán. Sức mạnh điều khiển thị trường có thể coi như chính là một trong những yếu tố khiến đầu tư doanh nghiệp Mỹ sụt giảm mạnh.

Thập niên 1990, nước Mỹ có số lượng doanh nghiệp thành lập mới cao đột biến. Thập niên 2000, hàng loạt doanh nghiệp Trung Quốc đổ xô vào Mỹ, trong từng ngành, khi sự cạnh tranh tăng lên cao, các công ty đầu tư cho nghiên cứu và phát triển nhiều hơn.

Rõ ràng, việc sức mạnh chi phối thị trường thuộc về số ít công ty kéo lùi sự phát triển của kinh tế Mỹ. German Gutierrez và Thomas Philippon đồng thời đã thử nghiệm ít nhất tám mô hình lý thuyết kinh tế khác nhau và tất cả đều cho thấy luận điểm trên đúng.

Ba chuyên gia kinh tế Gustavo Grullon, Yelena Larkin và Roni Michaely lại quan tâm đến sự tập trung công nghiệp. Theo kết quả nghiên cứu mà họ công bố, khi sự tập trung trong ngành ngày một lớn hơn, lợi nhuận doanh nghiệp tăng lên.

Chuyên gia kinh tế Mihir Mehta, Suraj Srinivasan và Wanli Zhao trong khi đó lại chỉ ra rằng luật chống độc quyền đang chịu nhiều sức ép từ chính trường. Theo đó khi một công ty nào đó muốn thực hiện vụ sáp nhập doanh nghiệp mà trụ sở doanh nghiệp đó lại nằm trong bang của chính trị gia có quản lý vấn đề chống độc quyền, vụ sáp nhập sẽ dễ được chính phủ Mỹ chấp thuận hơn.

Như vậy, rõ ràng chính trường đã giúp cho thêm nhiều doanh nghiệp thực hiện các vụ sáp nhập để trở thành những công ty cực lớn nắm quyền kiểm soát thị trường.

Như vậy, với rất nhiều nghiên cứu đã được công bố, bằng chứng của việc sức mạnh thị trường của một nhóm doanh nghiệp tăng lên ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế là hoàn toàn có thật. Và giờ đến lượt các chính trị gia nên tự xem lại việc thắt chặt luật chống độc quyền để ngăn tình trạng tương tự tiếp tục xảy ra trong tương lai.

su thong tri cua cac tap doan lon dang khien kinh te my thut lui Kinh tế Mỹ tạo thêm 156.000 việc làm trong tháng 8

Báo cáo bảng lương phi nông nghiệp của Mỹ công bố hôm thứ Sáu (1/9) cho biết, nền kinh tế Mỹ tạo thêm 156.000 việc ...

su thong tri cua cac tap doan lon dang khien kinh te my thut lui S&P: Nền kinh tế Mỹ có thể rơi vào suy thoái nếu Chính phủ đóng cửa

Chuyên gia kinh tế trưởng của S&P cho biết nền kinh tế Mỹ sẽ rơi trở lại vào một cuộc suy thoái, xóa sạch những ...

su thong tri cua cac tap doan lon dang khien kinh te my thut lui Kinh tế Mỹ tăng trưởng nhanh nhất trong hơn 2 năm

Kinh tế Mỹ tăng trưởng nhanh hơn dự báo ban đầu trong quý II, ghi nhận tốc độ nhanh nhất trong hơn 2 năm. Bên cạnh ...

Trung Mến